Nhiều dự án bất động sản nghĩ dưỡng vẫn “ngủ đông”
Bất động sản nghỉ dưỡng đã một thời được nổi lên như một cơ hội vàng để đầu tư nhờ tỷ suất sinh lời lớn, tuy nhiên, từ năm 2020 đến nay, đã chững lại, nguồn cung hạn chế, lượng giao dịch giảm sút. Thời điểm hiện tại, phân khúc này vẫn chưa thể “rã băng” do nhiều nguyên nhân.
Nhiều dự án dở dang
Một số nhà môi giới bất động sản nghỉ dưỡng cho biết, thị trường vẫn nguội lạnh.
Môi giới Trần Quốc Bảo cho biết, nhiều dự án được đầu tư từ cách đây 4 - 5 năm chưa có động thái thi công trở lại, những vị trí đất vàng trung tâm TP. Phú Quốc đang quây tôn kín, những khu nghỉ dưỡng được xây dựng phần thô ngay cạnh Cảng hàng không Phú Quốc đang từng ngày xuống cấp do gió mưa vùng đất đảo. Riêng sàn giao dịch BĐS tại Phú Quốc thì gần như đã giải thể do không có giao dịch.
Ở phương diện nhà đầu tư, nhiều nhà đầu tư cá nhân cũng lắc đầu ngao ngán. Đơn cử như, những căn nhà phố thương mại ở khu vực An Thới với mức giá 10 tỷ đồng, biệt thự nghỉ dưỡng với giá trên 30 tỷ đồng liên tục được mua bán, sang nhượng. Tuy nhiên, qua giai đoạn sôi động đó, thực tế đến nay, khu phố thương mại An Thới chỉ lác đác vài căn được hoàn thiện nội thất để mở dịch vụ nhỏ, còn lại bỏ trống đến 80%. Trong khi đó, biệt thự nghỉ dưỡng vắng khách, chủ đầu tư không thực hiện cam kết chia lợi nhuận 10% nên nhiều biệt thự duy trì dịch vụ, không có người thuê”.
Dự án khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông nằm trên tuyến đường ven biển phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn triển khai suốt nhiều năm qua. Đến nay công trình dừng thi công, rơi vào cảnh hoang hóa. Dự án này được tỉnh cấp chủ trương từ năm 2014 nhưng mới xây dở phần khung 2 block nhà, cỏ cây mọc um tùm, trụ cột bê tông trơ sắt bị rỉ, không một bóng công nhân thi công.
Bên cạnh dự án này còn dự án khác dở dang, nay bỏ hoang là khu du lịch nghỉ dưỡng và sân golf cao cấp Mai House Hội An. Khuôn viên dự án chỉ lổm chổm cọc trụ bê tông trơ sắt thép.
Dự án Khu Kinh tế Chân Mây - Lăng Cô ở Huế cũng trở thành đại công trường khi hàng loạt dự án triệu USD mọc lên suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên, tại địa phương vốn có nhiều lợi thế, tiềm năng này tồn tại nhiều dự án “treo”, để hoang thời gian dài khiến người dân tiếc nuối.
Hay như từ đảo Phú Quốc đến đất liền mũi Kê Gà, huyện Hàm Thuận Nam (tỉnh Bình Thuận), cảnh hoang vắng bao trùm các dự án BĐS nghỉ dưỡng. Theo UBND tỉnh Bình Thuận, đến tháng 1/2024, khu vực này có 38 dự án du lịch còn hiệu lực, với tổng diện tích đất đăng ký trên 700 ha và tổng vốn đăng ký đầu tư gần 12.400 tỷ đồng. Trong đó, 13 dự án đã kinh doanh, 11 dự án đang triển khai xây dựng và 14 dự án chưa triển khai.
“Có nhiều nguyên nhân khiến các dự án chậm hoàn thành và triển khai. Nguyên nhân chủ quan là chủ đầu tư chưa tích cực triển khai dự án, năng lực tài chính không đảm bảo. Có những dự án dừng triển khai bán hàng từ năm 2022 tới nay vẫn chưa có kế hoạch mở lại. Lý do được chủ đầu tư đưa ra là khách hàng chưa quay lại với thị trường”, Sở Xây dựng Bình Thuận thông tin.
Cơ hội nào cho bất động sản nghỉ dưỡng?
Dù bất động sản nghỉ dưỡng còn chìm trong khó khăn, nhưng giới chuyên gia vẫn lạc quan vào thị trường nhờ tiềm năng phát triển du lịch ở Việt Nam. Sự phục hồi của BĐS nghỉ dưỡng được kỳ vọng sẽ đến sớm hơn khi lượng khách du lịch tăng trưởng khá. Số liệu mới đây của Tổng cục Thống kê, có gần 6,2 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam 4 tháng đầu năm 2024, tăng 68,3% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,9% so với cùng kỳ năm 2019 - năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Riêng trong tháng 4/2024, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,6 triệu lượt, tăng 58,2% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống 4 tháng đầu năm 2024 ước đạt 237.300 tỷ đồng (tăng 15,3% so với cùng kỳ 2023); doanh thu du lịch lữ hành ước đạt 19.400 tỷ đồng (tăng 49,3%).
Đề xuất giải pháp cho bất động sản nghỉ dưỡng, ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels khu vực châu Á Thái Bình Dương cho rằng, việc cải thiện cơ sở hạ tầng là một tiền đề quan trọng để thúc đẩy du lịch nội địa. Một ví dụ rõ nhất là du lịch Phan Thiết, kể từ sau khi dự án cao tốc hoàn thiện và đi vào hoạt động đã thúc đẩy nhu cầu của nguồn khách nội địa, đặc biệt là từ thị trường TP.HCM khi thời gian di chuyển đã được rút ngắn chỉ còn 2-3 tiếng.
Bên cạnh cơ sở hạ tầng, thị trường cũng cần đa dạng các sản phẩm du lịch cũng như chú trọng hơn đến trải nghiệm, tiện nghi của du khách.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng, thị trường Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng tại Việt Nam vẫn có tiềm năng phát triển trong tương lai với sự hỗ trợ từ nhu cầu du lịch tăng cao, sự quan tâm của các nhà đầu tư. Tuy nhiên, để hồi sinh loại hình condotel, nhà nước cần sớm lấp đầy khoảng trống pháp lý cho người mua, quy định ràng buộc quyền lợi, trách nhiệm rõ ràng của chủ đầu tư, khách mua, đơn vị quản lý. Cùng với đó, các chủ đầu tư cần chú trọng vào việc quy hoạch và phát triển dự án, bảo vệ, tôn trọng cảnh quan tự nhiên.
Đồng thời, cần nỗ lực để thích nghi với các xu hướng mới, đem tới những trải nghiệm mới, sản phẩm tiếp cận với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đa dạng hóa sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của các loại khách hàng khác nhau, từ biệt thự biển sang trọng đến căn hộ nghỉ dưỡng tiện ích.
Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chỉ đạo quyết liệt, ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, đôn đốc địa phương tích cực tháo gỡ khó khăn vướng mắc để thúc đẩy thị trường Bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững.
Trong đó đã ban hành nhiều giải pháp, nhiều biện pháp triển khai thực hiện đến nay có nhiều kết quả.
Hà Thu
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.