Người mắc bệnh lạ có máu màu xanh nguy hiểm
(CL&CS) - Máu tồn tại dưới dạng mô lỏng, lưu thông khắp cơ thể qua động mạch và tĩnh mạch, thông thường có màu đỏ nhưng người mắc bệnh lạ này máu lại có màu xanh. Tại sao?
Trường hợp bệnh nhân 25 tuổi ở Rhode Island (Mỹ) là ca bệnh hiếm gặp với dòng máu màu xanh lam.
Hội chứng Methemoglobin huyết
Trường hợp hiếm gặp này được kênh CNN dẫn nguồn từ tạp chí Y học New England nổi tiếng vào tháng 9/2019. Trước đó, cô này uống thuốc giảm đau tại chỗ khi thấy nhức răng. Sáng hôm sau, cô phải nhập viện cấp cứu vì buồn nôn và chóng mặt. Chăm sóc cho cô là bác sĩ Otis Warren tại bệnh viện Miriam ở Rhode Island. Cô yếu, xanh xao, da tái nhợt, mệt mỏi, khó thở và suy nhược toàn thân.
Theo ông Warren, tình trạng xanh xao của cô được y học ghi nhận là do cơ thể không được cung cấp đủ oxy. Nồng độ oxy trong máu đo được là 88% - khá thấp so với bình thường là 100%. Ông cho rằng nồng độ oxy này khó khiến bệnh nhân xanh xao như vậy.
Thông thường, máu lấy từ tĩnh mạch có màu đỏ sẫm hơn vì nó không mang oxy và máu trong động mạch sẽ có màu đỏ tươi. Mẫu máu lấy từ cả động lẫn tĩnh mạch của cô đều mang màu xanh đặc biệt.

Xi lanh mẫu máu màu xanh nước biển đậm của nữ bệnh nhân người Mỹ (Ảnh: CNN)
Bác sĩ Warren chẩn đoán cô mắc Hội chứng hiếm gặp: Methemoglobin huyết. Ông đã từng chữa trị cho một người bệnh (giống như cô - màu da giống hệt nhau) sau đó gặp tác dụng phụ vì điều trị bằng kháng sinh. Theo ông, bệnh nhân bị biến đổi màu máu do chất gây tê chứa Benzocaine. Điều này trùng khớp với bệnh sử của cô vì đã uống thuốc giảm đau với liều lượng nhiều.
Ngay lập tức cô được điều trị bằng thuốc giải độc Methylene blue. Chỉ vài phút sau, sức khỏe của cô tái ổn định. Sau 2 liều tiêm, cô không còn hiện tượng mệt mỏi, khó thở nữa. Máu của cô cũng trở về màu đỏ bình thường. Điều rút ra là: chúng ta không nên tự ý sử dụng các thuốc chứa Benzocaine liều cao vì nó tiềm ẩn nhiều nguy hiểm.
Người bị máu màu xanh có nguy cơ tử vong cao
Đây không phải là lần đầu tiên Mỹ ghi nhận trường hợp ngộ độc, máu chuyển xanh sau khi sử dụng thuốc giảm đau. Năm 2018, bệnh nhi 15 tháng tuổi ở Virginia tím tái, suy hô hấp, cuối cùng tử vong do Hội chứng Methemoglobin huyết. Trước đó, em được sử dụng thuốc giảm đau miệng khi mọc răng.
Những người bị Methemoglobin huyết thường chia thành 2 mức độ ngộ độc: nhẹ, vừa (bệnh nhân thường thấy mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, da ngón tay, vành tai và niêm mạc có màu xanh tím); nặng (bệnh nhân có thể rối loạn tri giác, suy hô hấp, co giật, ngừng hoạt động hô hấp và tuần hoàn, có thể chết).
Methemoglobin là loại Hemoglobin (hoặc Protein) được tìm thấy trong các tế bào hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển Oxy qua máu. Methemoglobin huyết chỉ chứng rối loạn máu hiếm gặp khiến người bệnh sản xuất lượng methemoglobin bất thường. Tình trạng này khiến máu ngừng liên kết với Oxy đi khắp cơ thể, gây khó thở, thiếu máu lên não…

Thông thường, con người có máu màu đỏ (Ảnh: Reuters)
Hội chứng Methemoglobin huyết có thể do di truyền hoặc do các loại thuốc, thực phẩm hoặc hóa chất cụ thể gây ra. CNN cho biết hiện nay, giới y khoa chưa lý giải được vì sao một số loại thuốc gây tê có tác dụng gây Methemoglobin huyết. Đáng lo hơn, Benzocaine không phải loại thuốc duy nhất có thể gây tình trạng trên.
Tình trạng máu đỏ chuyển màu xanh vì phản ứng ngộ độc thuốc rất hiếm xảy ra. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (Food and Drug Administration - FDA) đã từng đưa cảnh báo và lưu ý tác dụng phụ mà Benzocaine có thể gây ra. FDA cũng khuyến cáo phụ huynh không nên cho trẻ dưới 2 tuổi sử dụng sản phẩm có chứa thành phần trên.
Để phòng tránh Hội chứng Methemoglobin huyết, các bác sĩ khuyến cáo cha mẹ nên ghi nhớ nguyên tắc 3 “không”: Không sử dụng nước giếng trong sinh hoạt ăn uống, chỉ dùng nước đã qua xử lý an toàn. Không sử dụng, tránh tiếp xúc hoặc cho trẻ ăn các loại dược phẩm, thức ăn gây tình trạng Methemoglobin máu như nước củ dền, thuốc nhuộm, thuốc súng… Không nên tự ý mua các loại thuốc cho trẻ như Dapsone, Sufamide, kháng sinh, Aspirin, thuốc điều trị sốt rét, thuốc điều trị ung thư… mà không có chỉ định của bác sĩ.
Thủy Tiên
Bình luận
Nổi bật
Khoa học công nghệ và chuyển đổi số đóng vai trò then chốt phát triển kinh tế biển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 09:18
(CL&CS) - Với bờ biển dài Việt Nam có cơ hội lớn phát triển kinh tế biển theo hướng xanh, bền vững. Muốn tận dụng thời cơ này, cần đột phá về thể chế, công nghệ và đầu tư đặc biệt là vai trò dẫn dắt của khoa học công nghệ và chuyển đổi số.
Đổi mới tư duy nhận thức, hành động, nâng cao chất lượng tham mưu chiến lược trên lĩnh vực tuyên giáo và dân vận
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:40
Trong nhiệm kỳ 2020 - 2025, bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cấp ủy cấp trên, Đảng bộ Cơ quan Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương đã vượt qua những khó khăn thách thức, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thành khối lượng công việc lớn, có nhiều việc mới và khó, chưa có tiền lệ với chất lượng, hiệu quả được nâng lên rõ rệt, được Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ, đảng viên, nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.
'Cùng hành động vì biển xanh': Hành trình của 10.000 trái tim lan tỏa thông điệp sống xanh
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:14
(CL&CS) - Gần 10.000 tình nguyện viên đã cùng nhau tạo nên một “làn sóng xanh” lan tỏa khắp 28 tỉnh, thành trên cả nước trong chiến dịch “Cùng hành động vì biển xanh” do Quỹ Vì tương lai xanh (thuộc Tập đoàn Vingroup) phát động vào ngày 8/6. Chỉ trong hơn một giờ, 72 tấn rác thải đã được thu gom, hơn 17 ha bờ biển và cửa sông được làm sạch, thắp lên tinh thần trách nhiệm cộng đồng và ý thức bảo vệ môi trường biển mạnh mẽ chưa từng có.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.