Người dân “gặp khó” khi vay ngân hàng để mua nhà?

Mới đây, Thông tư 22 của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực kể từ ngày 1/7 có quy định người dân không được vay tiền ngân hàng mua nhà ở hình thành trong tương lai và thế chấp bằng chính căn nhà đó.

Untitled-2

Quy định mới khiến người mua nhà “gặp khó”

Cụ thể, tại khoản 1 Điều 1 Thông tư số 22 (sửa đổi, bổ sung cho điểm a khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41) có quy định, khoản cho vay bảo đảm bằng bất động sản đối với cá nhân để mua nhà, bao gồm nhà ở thương mại thì ngân hàng chỉ được cho cá nhân vay để mua nhà đã được hoàn thành để bàn giao, tức là nhà ở có sẵn.

Như vậy, Thông tư số 22 không cho phép ngân hàng cho cá nhân vay để mua nhà ở thương mại chưa được hoàn thành để bàn giao (tức là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai) được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó. Nên cá nhân muốn được vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai sẽ phải thực hiện các biện pháp bảo đảm khác hoặc bảo đảm bằng tài sản khác.

Chia sẻ về quy định mới này, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) cho rằng, nếu không sửa đổi ngay quy định này thì có thể dẫn đến hệ quả xấu, gây khó khăn, cản trở hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, sẽ tác động tiêu cực đến tiến trình phục hồi và phát triển của thị trường bất động sản cả trước mắt và về lâu dài.

“Tuy nhiên, việc cá nhân mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai và thế chấp tài sản là nhà ở thương mại hình thành trong tương lai đó là giao dịch dân sự hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015”, ông Châu nói.

Chủ tịch HoREA cũng khẳng định, quy định trên của Ngân hàng Nhà nước là không phù hợp, không đồng bộ, thống nhất với các quy định của luật Nhà ở 2014, luật Nhà ở 2023 và cả luật Kinh doanh bất động sản 2014, luật Kinh doanh bất động sản 2023, luật Đầu tư 2020, luật Các tổ chức tín dụng 2024.

Từ đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 11 Điều 2 Thông tư số 41 (được sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 22) theo hướng bổ sung quy định cho phép tổ chức tín dụng cho cá nhân vay tín dụng để mua nhà ở thương mại hình thành trong tương lai được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó, áp dụng cho cả trường hợp mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội đã được hoàn thành để bàn giao theo hợp đồng mua bán nhà (nhà ở có sẵn) hoặc mua nhà ở thương mại hoặc mua nhà ở xã hội hình thành trong tương lai được bảo đảm (thế chấp) bằng chính căn nhà đó.

Người dân vẫn chưa “mặn mà” với việc mua nhà

Mặc dù, lãi suất của nhiều ngân hàng đã giảm sâu so với hồi đầu năm, tuy nhiên người dân vẫn không mặn mà với việc vay vốn. Nguyên nhân được cho là thời gian ưu đãi quá ngắn và giá nhà vẫn cao so với thực tế.

So với đầu năm, lãi suất cho vay mua nhà đất tại nhiều ngân hàng đã giảm khoảng 1%-3%/năm. Tuy nhiên, nếu so sánh với giai đoạn 2020-2021, lãi suất cho vay mua nhà vẫn cao hơn.

Nhiều người có ý định mua nhà vẫn đắn đo vì cho rằng mức lãi suất cho vay mua nhà hiện còn cao so với khả năng trả nợ và kỳ vọng lãi suất sẽ giảm thêm.

Bên cạnh đó, nhiều người có nhu cầu mua nhà nhưng lăn tăn chưa xuống tiền vì cho rằng giá nhà vẫn còn cao.

Theo ông Lê Hoàng Châu, người dân có nhu cầu thật lúc nào cũng sẵn sàng “xuống tiền” để mua nhà, cho dù Nhà nước hay ngân hàng có chính sách hỗ trợ hay không. Do đó, vấn đề ở đây là làm sao giá nhà phải hợp lý.

Theo ông Châu, thực tế thị trường hiện nay đang rất cần nhà ở xã hội, nhà ở thương mại vừa túi tiền. Tuy nhiên, phần lớn các dự án nhà ở hiện nay đều nằm trong phân khúc trung và cao cấp, từ 30 triệu đồng/m2 trở lên.

“Nhà nước phải rút ngắn thủ tục hành chính, bởi thủ tục càng kéo dài thì chi phí xây dựng càng đội lên cao. Chi phí được tính vào giá thành. Do đó, thủ tục hành chính càng rút ngắn thì mới mong giảm được giá nhà ở cho người dân”, ông Châu nhấn mạnh.

Anh Quang Huy, hiện đang thuê trọ tại một chung cư mini ở phố Cầu Giấy (Cầu Giấy, Hà Nội) cho biết, suốt từ năm ngoái, vợ chồng anh đợi lãi suất ngân hàng giảm để mua nhà nhưng khi lãi suất giảm, giá nhà lại tăng mạnh khiến cả hai vợ chồng đắn đo. Đầu năm 2023, một căn hộ 2 ngủ 2 vệ sinh thuộc các dự án cũ ở phường Mỹ Đình, có tuổi đời 15-20 năm chỉ có mức giá 2,4-2,6 tỷ đồng/căn thì đến hiện tại, giá chào bán đã lên tới 3-3,3 tỷ đồng/căn. Lãi suất ngân hàng giảm nhưng giá nhà tăng quá mạnh khiến tiềm lực tài chính của hai vợ chồng vốn yếu càng yếu hơn. Anh Quang cho biết trong một năm qua, tích lũy của 2 vợ chồng không nổi 1/3 mức tăng của giá nhà. Do đó, áp lực tài chính trả nợ vẫn rất lớn dù lãi suất ngân hàng giảm khiến vợ chồng anh không dám mạo hiểm.

Ngoài việc giá nhà vẫn ở mức cao thì cũng có không ít người mua nhà lo ngại với mức lãi suất thả nổi sau khi hết thời gian ưu đãi. Theo khảo sát, lãi suất thả nổi tại các ngân hàng hiện dao động ở mức từ 9-12,5%.

Một dữ liệu của PropertyGuru Việt Nam thời điểm cuối năm 2023 ghi nhận, với khoảng 2.000 người tham gia khảo sát, 44% người được khảo sát cho rằng mức lãi suất cho vay mua nhà dưới 8% là hợp lý để họ có thể xoay xở tài chính. Khoảng 33% số người chấp nhận đi vay nếu lãi suất dao động 8-10%. 14% số người còn lại đồng ý vay tiền với mức lãi suất từ 10-13%.

Hiện tại, dù mức lãi suất cho vay mua nhà thả nổi đã giảm nhiệt nhưng vẫn vượt xa kỳ vọng của người dân. Điều này khiến người dân vẫn lo ngại vay tiền mua nhà.

An Nhiên

Bình luận

Nổi bật

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

Hàng nghìn doanh nghiệp bất động sản tham gia “đường đua”, thị trường đang thực sự sôi động trở lại?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:16

Thị trường bất động sản đang có nhiều dấu hiệu tích cực khi làn sóng môi giới, doanh nghiệp thành lập mới đều tăng rõ rệt trong thời gian gần đây. Đây được coi là những tín hiệu cho thấy thị trường bất động sản đang trên con đường sôi động trở lại.

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

Chính phủ đề xuất đưa Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở có hiệu lực trước 6 tháng

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:15

Mặc dù Quốc hội thông qua Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở từ cuối năm ngoái và sẽ có hiệu lực vào 1/1/2025, tuy nhiên Chính phủ đang đề xuất đưa hai luật này vào thực tế từ 1/7 tới, nghĩa là sớm hơn 6 tháng.

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

Không còn tâm lý chờ đợi, nhà đầu tư bất động sản đã sẵn sàng “xuống tiền”?

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:13

Hiện tại, nhà đầu tư đã thể hiện tâm lý tích cực hơn, sẵn sàng xuống tiền mua bất động sản trong năm nay mà không còn tâm lý chờ thị trường “tạo đáy” như trước kia.