Nghị quyết số 57-NQ/TW – đòn bẩy thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp
(CL&CS) - Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đẩy nhanh quá trình số hóa toàn cầu, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được coi là bản đồ chỉ đạo then chốt để chuyển hóa và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.
“Đòn bẩy” giúp doanh nghiệp đột phá
Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22 tháng 12 năm 2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia (Nghị quyết 57) được xem là “đòn bẩy” then chốt giúp doanh nghiệp đột phá trong hoạt động sáng tạo và chuyển đổi số, qua đó thúc đẩy đổi mới sáng tạo toàn diện.

Nghị quyết 57 được kỳ vọng mở ra những cơ chế hỗ trợ mạnh mẽ, giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh. Ảnh minh họa
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy nhấn mạnh, Nghị quyết 57 tạo ra một “mũi nhọn” giải phóng sức lao động, nguồn lực và khả năng sáng tạo khi doanh nghiệp được tiếp cận nguồn tri thức từ các trung tâm nghiên cứu, trường đại học và tổ chức công lập. Việc “chấp nhận rủi ro” trong nghiên cứu sẽ mở đường cho doanh nghiệp thử nghiệm những ý tưởng mới mà không lo ngại bị ràng buộc bởi các quy định cũ kỹ.
Đây là cơ hội để doanh nghiệp thiết lập quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa khu vực công và tư, qua đó đẩy mạnh ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất kinh doanh.
GS.bTS. Trần Tuấn Anh - Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam nhận định, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 57 thể hiện tầm nhìn chiến lược của Đảng ta trong bối cảnh thế giới đang chuyển mình mạnh mẽ do Cách mạng Công nghiệp 4.0. Nghị quyết đề xuất các cơ chế, chính sách đột phá, ưu tiên và khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo như: Đầu tư tài chính, phát triển nhân lực chất lượng cao, cải cách hành chính và khuyến khích hợp tác công - tư.
Tầm nhìn này hướng tới việc tháo gỡ các rào cản lâu nay trong hệ thống, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp và cá nhân phát triển mạnh mẽ hơn. Với quan điểm và cách tiếp cận mới, 7 nhóm nhiệm vụ và giải pháp của Nghị quyết 57 nhất là nhóm nhiệm vụ về hoàn thiện thể chế, giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, cán bộ, tài chính, chuyên môn cho các tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập, được sử dụng ngân sách nhà nước thuê chuyên gia, sử dụng tài sản hữu hình và trí tuệ để liên kết, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp... thực sự sẽ là động lực để phát triển khoa học và công nghệ, sớm đưa kết quả nghiên cứu vào thực tiễn phát triển kinh tế xã hội.
Đặc biệt, việc chấp nhận rủi ro và đầu tư mạo hiểm trong nghiên cứu khoa học sẽ cho phép các nhà khoa học mạnh dạn khai phá những ý tưởng và hướng đi mới.
Doanh nghiệp công nghệ tận dụng cơ hội từ Nghị quyết 57
Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Công nghiệp Viễn thông Quân đội Viettel Tào Đức Thắng khẳng định, Nghị quyết 57 không chỉ đơn thuần là một chủ trương mà còn là bước ngoặt trong cách tiếp cận khoa học công nghệ ở Việt Nam. “Từ việc chấp nhận rủi ro trong nghiên cứu, thúc đẩy hợp tác với doanh nghiệp cho đến việc bảo đảm cơ chế đãi ngộ hợp lý, Nghị quyết 57 giúp ‘cởi trói’ các vướng mắc về cơ chế, mở ra cơ hội cho các nhà nghiên cứu và doanh nghiệp khai phá sáng tạo một cách mạnh mẽ hơn,” ông nhận định.
Quan trọng hơn, mục tiêu đến năm 2030 với kinh phí cho nghiên cứu phát triển đạt 2% GDP (tương đương khoảng 9 tỷ USD/năm) đã tạo ra nguồn lực đáng kể thúc đẩy phong trào nghiên cứu – đổi mới sáng tạo trên toàn quốc.
Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) Tô Dũng Thái nhấn mạnh vai trò của doanh nghiệp nhà nước trong việc chuyển giao công nghệ và thực hiện các mục tiêu của Nghị quyết 57. Các doanh nghiệp như VNPT không chỉ dẫn đầu trong xây dựng và phát triển hạ tầng công nghệ số quốc gia với mạng 5G, trung tâm dữ liệu và các nền tảng chuyển đổi số mà còn tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D). Các dự án này không chỉ giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong khu vực mà còn góp phần phổ cập công nghệ tiên tiến đến các ngành kinh tế khác như y tế, giáo dục, nông nghiệp và sản xuất công nghiệp.
Tập đoàn FPT với vị thế tiên phong trong ngành công nghệ thông tin, đang tích cực triển khai các cam kết cụ thể để hiện thực hóa Nghị quyết 57. Theo Chủ tịch Hội đồng quản trị FPT Trương Gia Bình, FPT sẽ tập trung vào 8 nhiệm vụ trọng tâm: khai thác dữ liệu của cơ quan nhà nước, chia sẻ dữ liệu thông qua Trung tâm Dữ liệu quốc gia, đào tạo nguồn nhân lực số chất lượng cao từ phổ thông tới sau đại học, thúc đẩy ngoại giao công nghệ để thu hút đầu tư và liên kết quốc tế, phát triển liên doanh với các doanh nghiệp lớn trong khu vực và thế giới, chuyển đổi số toàn quốc, xây dựng các thành phố thông minh chuẩn quốc tế, cùng với nghiên cứu và phát triển công nghệ lõi như trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, an ninh mạng và các công nghệ tiên tiến khác. “FPT cam kết đồng hành cùng Chính phủ trong việc thúc đẩy quá trình chuyển đổi số, góp phần xây dựng thương hiệu công nghệ Việt Nam trên bản đồ thế giới", ông Trương Gia Bình khẳng định.
Đồng quan điểm, Tổng Giám đốc kiêm nhà sáng lập Công ty An ninh mạng thông minh SCS-SafeGate Ngô Tuấn Anh cho rằng, Nghị quyết 57 mang lại niềm tin và động lực cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp, đặc biệt là startup và đổi mới sáng tạo. “Các doanh nghiệp khởi nghiệp vốn rất cần thị trường để thử nghiệm và phát triển sản phẩm của mình. Cơ chế thí điểm (sandbox) được nêu rõ trong Nghị quyết sẽ hỗ trợ rất nhiều, giúp doanh nghiệp vượt qua các rào cản về năng lực triển khai và nguồn lực tài chính,” ông chia sẻ. Qua đó, những doanh nghiệp nhỏ sẽ có nhiều cơ hội thử nghiệm ý tưởng sáng tạo và nhanh chóng đưa sản phẩm ra thị trường, góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số ở quy mô toàn quốc.
Ông Nguyễn Tuấn Huy - Trưởng ban Chuyển đổi số Tổng Công ty Viễn thông MobiFone cũng nhận định, trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, Nghị quyết 57 giống như “luồng gió mới” tạo cơ hội cho doanh nghiệp công nghệ số phát triển các giải pháp riêng, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. “Đặc biệt, việc dành kinh phí nghiên cứu đạt 2% GDP sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình R&D, giúp Việt Nam nhanh chóng tạo ra các sản phẩm, giải pháp công nghệ sáng tạo, phục vụ mọi ngành – từ sản xuất, dịch vụ đến đời sống người dân,” ông Nguyễn Tuấn Huy nhấn mạnh.
Từ phía các doanh nghiệp ứng dụng Nghị quyết 57, việc thực hiện các nội dung đột phá không chỉ là nhiệm vụ mà còn là cơ hội để khẳng định vị thế của Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Các doanh nghiệp đã và đang đầu tư mạnh mẽ vào nghiên cứu và phát triển các công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, IoT, điện toán đám mây, công nghệ viễn thông như 5G và 6G. Họ không chỉ tạo ra những giá trị kinh tế trực tiếp mà còn góp phần hình thành một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo toàn diện, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của đất nước trên trường quốc tế.
Theo các chuyên gia, Nghị quyết 57 còn tập trung vào việc xây dựng cơ chế hợp tác công tư trong nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, doanh nghiệp có thể liên kết chặt chẽ, chia sẻ nguồn lực và kết quả nghiên cứu. Đây là yếu tố then chốt giúp tối ưu hóa nguồn lực đầu tư toàn xã hội, đưa các ý tưởng sáng tạo từ phòng thí nghiệm ra ứng dụng thực tiễn, đóng góp vào tăng trưởng kinh tế – xã hội bền vững.
Theo VietQ.vn
- ▪Ra mắt Cổng TTĐT sản phẩm, giải pháp khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- ▪Bộ ba khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là động lực phát triển
- ▪Khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực chính phát triển kinh tế-xã hội Thủ đô
- ▪Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc
Bình luận
Nổi bật
Nghị quyết số 57-NQ/TW – đòn bẩy thúc đẩy đổi mới sáng tạo cho doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ ba, 15/04/2025, 13:36
(CL&CS) - Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đẩy nhanh quá trình số hóa toàn cầu, Nghị quyết số 57-NQ/TW của Bộ Chính trị được coi là bản đồ chỉ đạo then chốt để chuyển hóa và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo tại doanh nghiệp.
Khải Hoàn Land đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 20%, đạt 84 tỷ đồng
sự kiện🞄Thứ hai, 14/04/2025, 17:57
(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Khải Hoàn Land đặt mục tiêu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trên vị thế mới với các chính sách linh hoạt và phù hợp. Đồng thời, tạo ra dòng tiền đều và ổn định để tập đoàn từng bước duy trì vị thế là nhà phát triển dự án và môi giới bất động sản hàng đầu thị trường.
Giá chung cư mới vẫn cao dù thanh khoản chậm
sự kiện🞄Thứ hai, 14/04/2025, 17:56
Theo báo cáo quý 1/2025 của Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), giá bán một số chung cư thứ cấp (đã sử dụng) đang đi ngang hoặc giảm nhẹ. Song giá chào bán các chung cư mới lại được neo ở mức giá cao, thậm chí điều chỉnh tăng nhẹ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.