Chủ nhật, 04/07/2021, 09:16 AM

Nghị quyết 68/NQ-CP và bản chất nhân văn, vì nhân dân, vì doanh nghiệp

(CL&CS) - Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ là một chính sách nhân văn bao trùm,không bỏ quên người lao động trực tiếp thể hiện một Chính phủ cầu thị, lắng nghe yêu cầu của thực tiễn, tiếng nói của người dân của giới học giả, chuyên gia và doanh nhân.

Nhằm giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, đảm bảo đời sống và an toàn cho người lao động, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, ngày 1/7/2021 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 68/NQ-CP/2021 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19. 

Quy mô các chính sách hỗ trợ ở Nghị quyết 68 có trị giá khoảng 26.000 tỉ đồng. Nghị quyết 68 mang đậm tính nhân văn bao trùm thể hiện rõ tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, khi đưa ra 12 chính sách hỗ trợ hỗ trợ cả người lao động và người sử dụng lao động.

Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hướng tới người lao động trực tiếp là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và cả lao động tự do

Các chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết 68 hướng tới người lao động trực tiếp là công nhân khu công nghiệp, khu chế xuất và cả lao động tự do

Đặc biệt trong lần hỗ trợ này đã hướng tới những người lao động trực tiếp,   tập trung chủ yếu vào nhóm đối tượng là công nhân, người lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất. và không bỏ qua những người lao động tự do.

Theo nghị quyết, người lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác sẽ được các địa phương dùng ngân sách hỗ trợ với mức hỗ trợ không thấp hơn 1.500.000 đồng/người/lần hoặc 50.000 đồng/người/ngày dừng hoạt động… 

Hỗ trợ một lần 3.710.000 đồng/người cho hướng dẫn viên du lịch và đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sĩ và người lao động ở doanh nghiệp, hợp tác xã và cơ sở giáo dục các cấp… phải ngừng hoạt động từ 15 ngày trở lên vì chống dịch và người lao động phải nghỉ việc từ 1 tháng trở lên.

Hộ kinh doanh phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên trong thời gian từ ngày 1/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021 được hỗ trợ một lần 3.000.000 đồng/hộ. Những người phải điều trị COVID-19, những FO, F1 được hỗ trợ tiền, những người trong khu cách ly cũng được hỗ trợ triệu…

Dưới góc độ của các học giả, các chuyên gia, Nghị quyết 68 được ban hành đã đáp ứng sự mong đợi của cả xã hội, đáp ứng yêu cầu của đời sống kinh tế xã hội.

“Nghị quyết đã thể hiện sự quan tâm kịp thời và thực chất của Chính phủ với người lao động và người sử dụng lao động. Đối tượng được hỗ trợ lần này khá toàn diện thể hiện tính bao trùm của sự hỗ trợ, không ai bị bỏ lại phía sau”, PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng, Đại học Kinh tế Quốc dân phát biểu.

“Việc có những gói hỗ trợ cho những người yếu thế, những lao động tự do, lao động phi chính thức bị ảnh hưởng trong xã hội là việc làm cần thiết và có ý nghĩa nhân văn sâu sắc”, PGS.TS.Đinh Trọng Thịnh – Học viện Tài chính bình luận.

Theo PGS.TS.Nguyễn Thường Lạng, những chính sách trong Nghị quyết 68 thể hiện rõ bản chất nhân văn, vì nhân dân, vì doanh nghiệp, góp phần duy trì đời sống người lao động và doanh nghiệp, bù đắp phần nào khó khăn để vượt qua giai đoạn khó khăn, đợi đến khi dịch được kiểm soát. Chính sách thể hiện sẵn sàng hy sinh lợi ích ngắn hạn để đạt mục tiêu dài hạn.

Chính sách còn nhằm chặn đà suy giảm của doanh nghiệp, giảm tỷ lệ đóng cửa, tạo lòng tin vững vàng vào chỗ dựa chính phủ lúc kho khăn. Đây là một lần thể hiện Chính phủ, doanh nghiệp và người dân luôn đồng hành trong mọi hoàn cảnh.

Chính sách này còn thể hiện tiềm lực kinh tế đất nước, nguồn lực từ Chính phủ là chỗ dựa vững chắc để vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Khi đại dịch được kiểm soát, người lao động và doanh nghiệp sẽ có sẵn đa hoạt động để phát triển, đóng góp nhiều hơn cho đất nước. PGS.Nguyễn Thường Lạng phát biểu.

Tuy nhiên quy mô gói hỗ trợ này còn khá nhỏ so với những khó khăn và mức độ tác động của các đợt dịch bệnh COVID-19 liên tiếp bùng phát và kéo dài đến hiện nay chưa dứt.

Là một nhà báo và cũng là chuyên gia kinh tế, TS.Nguyễn Minh Phong cho rằng mặc dù quy mô gói hỗ trợ không lớn nhưng đã hướng tới người lao động trực tiếp.

Và Nghị quyết 68 ra đời là sự thể hiện Chính phủ nói đi đôi với làm, thể hiện một Chính phủ lắng nghe và cầu thị, đáp ứng linh hoạt yêu yêu cầu của thực tiến và những khuyến nghị của giới học giả, chuyên gia, của doanh nhân và người dân.

“Chính phủ đã có 1 loạt các chính sách hỗ trợ mới bao gồm Nghị định 52 nối tiếp Nghị định 41 của năm ngoái cũng như Nghị quyết 63 của Chính phủ về thực hiện các nhiệm vụ giải pháp cho đến cuối năm, đồng thời với gói  hỗ trợ mới ở Nghị quyết 68 không chỉ hỗ trợ mà còn tạo động lực cho người dân và doanh nghiệp vượt qua những khó khăn mà đại dịch COVID-19 gây ra”, TS. Nguyễn Minh Phong lạc quan đánh giá.

Cũng cho rằng quy mô gói hỗ trợ lần này có lẽ hơi nhỏ nhưng điều quan tâm hơn cả với TS.Đinh Trọng Thịnh và các chuyên gia là làm sao chính sách thực sự đến với người thụ hưởng.

Trong Nghị quyết 68 lần này đã cho thấy có sự rút kinh nghiệm từ các gói hỗ trợ trước đây, lần này điều kiện và thủ tục đơn giản và rõ ràng, dễ tiếp cận. Đối tượng tiếp cận rộng hơn. Theo đó tính khả thi sẽ cao hơn.

“Tất nhiên, để đảm bảo được gói này đến đúng địa chỉ, đúng đối tượng, kịp thời thì cần sự phối kết hợp của các cơ quan ban ngành, cũng như đơn giản các thủ tục hành chính để giúp các chủ thể có thể nhận được các khoản hỗ trợ nhanh nhất, kịp thời, giúp họ vượt qua được giai đoạn khó khăn này”, TS.Đinh Trọng Thịnh lưu ý.

Để chính sách tới được với người dân và tránh thất thoát thì phải tăng tính công khai và cần có đường dây nóng để đối tượng thụ hưởng có kênh để phản ánh những vướng mắc hoặc cả sự lạm dụng nếu có xảy ra trong quá trình thực hiện, TS.Minh Phong đề xuất.

(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

Chính phủ đề xuất tiếp tục giảm 2% thuế VAT trong 6 tháng cuối năm 2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 15:11

(CL&CS)- Chính phủ vừa có Tờ trình trình Quốc hội xem xét, cho phép tiếp tục thực hiện chính sách giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng (GTGT) đối với một số nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng thuế suất thuế GTGT 10% trong 6 tháng cuối năm 2024.

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.