Ngày 5/12 khai mạc Diễn đàn kinh tế lần thứ nhất của Quốc hội
(CL&CS) - Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021:Phục hồi và phát triển bền vững” ngày 5/12/2021 sẽ đưa ra gợi ý quan trọng cho Chương trình phục hồi kinh tế - xã hội.
Diễn đàn do Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Ban Kinh tế Trung ương, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức mở rộng về nội dung, quy mô, không chỉ về các vấn đề kinh tế, mà còn đề cập sâu sắc về các vấn đề xã hội, môi trường.
Đặc biệt, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát khai mạc. Chủ tịch sẽ tham dự Tọa đàm cấp cao và có bài phát biểu kết luận, bế mạc Diễn đàn.
Nói về sự cần thiết tổ chức Diễn đàn Kinh tế Việt Nam này, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội- ông Nguyễn Minh Sơn cho biết: Diễn đàn sẽ tập trung vào “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”, nhằm có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách tập trung hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng và phát triển, sớm trở lại trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới.
Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, nếu không có chính sách hỗ trợ kịp thời với quy mô đủ lớn, thời gian đủ dài, phạm vi đủ rộng, nền kinh tế sẽ không thể sớm phục hồi và tăng tốc. Từ đó, ảnh hưởng đến thực hiện các mục tiêu hằng năm, 5 năm, 10 năm, làm suy yếu thành quả, nỗ lực của cả đất nước sau hơn 35 năm “đổi mới”, nguy cơ tụt hậu so với khu vực và thế giới.
“ Để thực hiện thành công các nghị quyết của Quốc hội, cấp thiết, khẩn trương phải có các chính sách hỗ trợ cả vềkinh tế và xã hội trên cơ sở phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tiễn của đất nước để bảo vệ thành quả đã đạt được trong thời gian qua, tránh nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới, đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như trong dài hạn”, ông Nguyễn Minh Sơn nói.
Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu ở Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Tòa nhà Quốc hội với 57 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, và một số điểm cầu tại các cơ quan trong nước và nước ngoài có trụ sở tại Việt Nam và điểm cầu quốc tế.
Tại phiên toàn thể buổi sáng, sẽ có tọa đàm cấp cao với chủ đề “một số gợi ý đối với Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.
Buổi chiều sẽ có 2 phiên chuyên đề: Chuyên đề 01 sẽ bàn về sự phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế.
Chuyên đề 2 đề cập đến các vấn đề bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế.
Diễn đàn sẽ đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch COVID-19 và kết quả.
Làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch COVID-19 với biến thể, biến chủng mới và xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của COVID-19, Diễn đàn sẽ đưa ra các gợi ý về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, sự phối hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ Chương trình tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội; huy động và sử dụng tối đa, đồng bộ, hiệu quả nguồn lực; thực hiện linh hoạt, phù hợp, tận dụng tối đa những dư địa của của nền kinh tế; đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế thực hiện cụ thể với nguồn lực kèm theo.
Đề xuất giải pháp có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các chính sách tác động ngay, một số chính sách dài hạn tác động đến động lực tăng trưởng nền kinh tế, cũng như xuất khẩu, tiêu dùng nội địa và một số ngành, lĩnh vực, đối tượng ưu tiên… gắn kết hữu cơ với giải quyết các vấn đề xã hội.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - ông Nguyễn Minh Sơn cho biết thêm Diễn đàn sẽ thảo luận sâu sắc về các vấn đề kinh tế 0 xã hội với 7 mục tiêu, kết quả gắn với “Phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”:
(1) Đưa các hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống văn hóa, xã hội của người dân, doanh nghiệp trở lại trạng thái hoạt động bình thường mới trong thời gian ngắn nhất.Lan tỏa, cũng cố niềm tin cho người dân, doanh nghiệp cũng các nhà đầu tư.
(2) Phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội mạnh mẽ theo lộ trình 02 năm trên cơ sở thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 để thích ứng “an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19”.
(3) Bảo đảm giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn; thúc đẩy tăng trưởng nhanh, mở rộng quy mô nền kinh tế, nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2021-2025 khoảng 6,5 - 7%/năm.
(4) Điều hành các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả để hỗ trợ phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy xuất khẩu, tiêu dùng nội địa, đẩy mạnh đầu tư…
(5) Nuôi dưỡng và củng cố nguồn thu cho ngân sách nhà nước trong trung và dài hạn, tiếp tục cơ cấu lại thu, chi ngân sách nhà nước, bảo đảm tính chủ đạo của ngân sách trung ương, tăng tính chủ động của ngân sách địa phương; duy trì ổn định hệ thống các tổ chức tín dụng, trọng tâm là hệ thống ngân hàng, phát triển cân bằng hơn giữa thị trường vốn và thị trường tiền tệ.
(6) Phát triển thị trường lao động, tạo việc làm, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng lực lượng lao động.
(7) Bảo đảm an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, đời sống của người dân, người lao động, nhất là người nghèo, người yếu thế, đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh COVID-19…
Tri Nhân
- ▪Thủ tướng Phạm Minh Chính: Dịch bệnh đã được kiểm soát tác động tích cực tới phục hồi kinh tế
- ▪Biến thể Omicron đe dọa đến đà phục hồi kinh tế thế giới
- ▪Xây dựng ngành điện tử trở thành ngành công nghiệp then chốt trong nền kinh tế
- ▪Hợp tác xây dựng lực lượng lao động để không ai đứng ngoài sự phát triển của nền kinh tế số
Bình luận
Nổi bật
Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.
Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.
Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30
Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.