Hợp tác xây dựng lực lượng lao động để không ai đứng ngoài sự phát triển của nền kinh tế số
(CL&CS) - Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) ông Phạm Tấn Công khẳng định, hướng tới nền kinh tế số bao trùm và thành công, đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo các yếu tố có sự tham gia đầy đủ của mọi người bao gồm cả nhóm người yếu thế vào đời sống kinh tế, không để ai đứng bên ngoài sự phát triển của nền kinh tế số.
Trang bị kỹ năng số cho người lao động
Ngày 28/10, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Samsung Việt Nam dưới sự hợp tác kỹ thuật của Hội đồng DN vì sự phát triển bền vững Việt Nam và Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng ÁnhSáng – LIGHT đã phối hợp tổ chức Diễn đàn đa phương (MSF) 2021 “Hợp tác xây dựng lực lượng lao động sẵn sàng cho nền kinh tế số bao trùm tại Việt Nam”
Phát biểu tại Diễn đàn, ông Phạm Tấn Công, Chủ tịch VCCI cho biết, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra sôi động gắn liền với những đột phá công nghệ, điện toán đám mây, công nghệ 3D… ngày càng gia tăng ảnh hưởng tới các nền kinh tế và thị trường lao động trên thế giới, bao gồm Việt Nam.
“Trong bối cảnh đó, thực hiện chủ trương tại Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, Chính phủ Việt Nam đã xác định định hướng phát triển thời gian tới là xây dựng kinh tế số, xã hội số, Chính phủ số, với mục tiêu tới năm 2030 đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức thu nhập trung bình cao, đến năm 2045 gia nhập nhóm các quốc gia phát triển trên thế giới”- Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Cũng theo Chủ tịch VCCI, hướng tới nền kinh tế số bao trùm và thành công, đòi hỏi chúng ta phải đảm bảo các yếu tố có sự tham gia đầy đủ của mọi người bao gồm cả nhóm người yếu thế vào đời sống kinh tế, không để ai đứng bên ngoài sự phát triển của nền kinh tế số.
Đồng thời đảm bảo công bằng, tăng trưởng bền vững và ổn định trong đó công nghệ là động lực tăng trưởng chính.
"Nói cách khác, kinh tế số bao trùm cho phép mọi người lao động và DN đều có thể đóng góp vào quá trình tăng trưởng và hưởng thành quả tăng trưởng đó. Điều này hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu phát triển bền vững của chính phủ Việt Nam đặt ra, mà gần đây nhất là Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững, hưởng ứng Mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc"- Chủ tịch Phạm Tấn Công nhấn mạnh.
Để làm được điều đó, Chủ tịch VCCI cho rằng, trước hết là yêu cầu trang bị năng lực số kỹ năng số cho người lao động và giải bài toán về sự khan hiếm nguồn nhân lực chất lượng cao cho phát triển kinh tế số.
Dẫn nhận định của Diễn đàn Kinh tế thế giới khi cho rằng toàn cầu cần trên 1 tỷ người lao động được đào tạo vào năm 2030, và con số tỷ lệ qua đào tạo tại Việt Nam 9 tháng đầu năm 2021 chỉ đạt 21,6%, Chủ tịch VCCI cho rằng cuộc chuyển đổi số đang định hình lại và chuyển đổi các kỹ năng cần thiết của nhiều ngành nghề.
Bên cạnh đó, quá trình phân phối việc làm giữa các lĩnh vực, gia tăng công việc mới đòi hỏi kỹ năng người lao đông cao hơn…là tác động lớn khiến quan hệ lao dộng tại DN ngày càng phức tạp, đòi hỏi những điều chỉnh về thể chế chính sách pháp luật lao động.
Đặc biệt, theo Chủ tịch VCCI, điều này càng trở lên quan trọng trong bối cảnh của đại dịch COVID khi mà DN và người lao động là nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
“Với vai trò tổ chức quốc gia đại diện người sử dụng lao động - VCCI luôn nỗ lực cùng Chính phủ, cộng đồng DN, người lao động và các bên liên quan thúc đẩy đổi mới sáng tạo của cộng đồng DN theo hướng phát triển và thúc đẩy quan hệ lao động hài hoà tiến bộ. Đồng thời phối hợp với các bên trong việc giải quyết bài toán lực lượng lao động có kỹ năng, đào tạo lao động có kỹ năng,đặc biệt là nhóm lao động yếu thế…”- Chủ tịch VCCI nhấn mạnh.
Đồng thời khẳng định sự cần thiét phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa của các bên trong xây dựng quan hệ hài hoà trong nền kinh tế số, mang lại giá trị kinh tế và giá trị nhân văn.
Thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận và phải thay đổi chính mình...
Chia sẻ tầm nhìn tại Diễn đàn, ông Ngọ Duy Hiểu, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết, với người lao động, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 mang lại cơ hội và cả những thách thức lớn, đến nay có thêm COVID-19 đã cộng hưởng làm thách thức khó khăn với người lao động thêm nặng nề.
“Bài toán được đặt ra với người lao động và tổ chức công đoàn là phải thay đổi tư duy, thay đổi cách nhìn nhận và phải thay đổi chính mình. Phải năng cao tay nghề, nâng cao trình độ. Để chuyển đổi trong nền kinh tế số, DN giữ vai trò quan trọng và người lao động giữ vai trò quyết định. Người lao động sẽ biến những công nghệ thành sản phẩm cho xã hội, do vậy người lao động có vai trò rất quan trọng trong cuộc cách mạng 4.0”, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động chia sẻ.
Đồng thời, khẳng định người lao động không thể đứng một mình trong cuộc cách mạng này, mà cần sự chung tay của các bên trong định hướng hành động, tổ chức thực hiện nâng cao tay nghề bảo vệ công việc việc làm cho người lao động.
“Trong quá trình phát triển nền kinh tế số, chúng tôi cần sự chung tay, trước hết là cộng đồng DN - những người biến mục tiêu phát triển kinh tế số bao trùm thành hiện thực và người lao động sẽ là lực lượng đồng hành trong hiện thực mục tiêu đó”, ông Ngọ Duy Hiểu nhấn mạnh.
Còn khoảng cách xa từ nhận thức đến hành động của DN trong ứng dụng công nghệ 4.0 Nghiên cứu do Viện phát triển DN thuộc VCCI và Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ÁNH SÁNG - LIGHT phối hợp thực hiện, đã chỉ ra một khoảng cách khá xa từ nhận thức đến hành động của DN trong ứng dụng công nghệ 4.0: 80% DN biết về các kỹ năng đặc thù, nhưng chỉ 20% ứng dụng. Các DN nhìn chung còn chậm trễ trong việc chuẩn bị lực lượng lao động cho Công nghiệp 4.0: 42% chưa có chuẩn bị gì, trong khi chỉ 6% đang thực hiện kế hoạch đào tạo cho Công nghiệp 4.0. Trong khi nhóm kỹ năng mềm được đánh giá là tiếp tục giữ vài trò quan trọng trong khung năng lực 4.0, lao động kỹ thuật chuyên môn đáp ứng nhu cầu Công nghiệp 4.0 đang trong tình trạng thiếu hụt. Về bức tranh nâng cao năng lực tại DN, 80% DN hiện đang chủ động đào tạo, thì chủ yếu là nâng cao tay nghề (65,1%), đào tạo cho lao động chưa có kỹ năng (57,6%), ít đào tạo kỹ năng mới (46,1%) và nhất là kỹ năng chuyên biệt cho Công nghiệp 4.0 rất hạn chế (17,6%). Điều này khá lô-gic với mức độ tham gia còn hạn chế vào chuỗi cung ứng toàn cầu và chuyển đổi số của các DN Việt Nam.
|
Nhị Thanh
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.