Ngành thủy sản: Tác động của việc Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản

(CL&CS) - Năm 2022, giá trị xuất khẩu phi lê cá từ Nhật Bản sang Trung Quốc chỉ đạt 11,8 triệu USD. Ecuador, Ấn Độ và Nga là những nước xuất khẩu chính cho Trung Quốc.

Thủy sản nhập khẩu từ Nga vào Trung Quốc đã tăng kể từ đầu năm 2023 và đạt mức cao kỷ lục trong những tháng gần đây.

Trung Quốc công bố cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản sau khi nước này xả nước từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, ngày 24/8. Ảnh: Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản ngày 24/8/2023. (Nguồn: Kyodo)

Trung Quốc công bố cấm nhập khẩu tất cả các sản phẩm thủy sản từ Nhật Bản sau khi nước này xả nước từ Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, ngày 24/8. Ảnh: Nhà máy điện hạt nhân Fukushima Daiichi ở tỉnh Fukushima, Đông Bắc Nhật Bản ngày 24/8/2023. (Nguồn: Kyodo)

Trung Quốc cấm nhập khẩu hải sản Nhật Bản từ 24/8/2023. Hiện nay, nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản chiếm chưa đến 5% trong cơ cấu tổng nhập khẩu thủy sản của Trung Quốc và động vật thân mềm (mực, bạch tuộc, sò...) là sản phẩm chiếm tỷ trọng xuất khẩu chính.

Đối với các nhà sản xuất cá tra niêm yết tại Việt Nam: CTCP Đầu tư và Phát triển Đa quốc gia I.D.I (IDI), CTCP Nam Việt (ANV) và CTCP Vĩnh Hoàn (VHC) đều có xuất khẩu sang Trung Quốc. Trong 6 tháng đầu năm 2023, doanh thu từ Trung Quốc lần lượt chiếm 40%, 30% và 11% tổng doanh thu của IDI, ANV và VHC.

Trong tuần trước, Trung tâm Phân tích và Tư vấn Đầu tư CTCP Chứng khoán SSI (SSI Research) ghi nhận khối lượng tăng nhẹ so với cùng kỳ của xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc tuy nhiên không đáng kể. SSI Research cho rằng không liên quan đến tin Trung Quốc cấm nhập khẩu thủy sản từ Nhật Bản và giá bán trung bình vẫn ở mức thấp là 2 USD/kg (trung bình năm 2022: 2,5 USD/kg).

Tổng quan ngành thủy sản nửa đầu năm 2023

Trong tháng 6/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 800 triệu USD, giảm 21% so cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó xuất khẩu tôm và cá tra lần lượt đạt 341 triệu USD (-18% YoY; +3% so với tháng trước) và 156 triệu USD (-26% YoY; -2% so với tháng trước).

Xuất khẩu tôm và cá tra trong nửa đầu năm 2023 lần lượt đạt 1,6 tỷ USD (-31% YoY) và 885 triệu USD (-38% YoY).

Top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

Top 5 thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam trong 7 tháng đầu năm 2023. Nguồn: Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).

SSI Research cho rằng, vẫn chưa nhận thấy dấu hiệu phục hồi nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ, châu Âu và Trung Quốc do tình trạng lạm phát kéo dài và xử lý hàng tồn kho chậm. Trong 6 tháng đầu năm 2023, giá bán trung bình của tôm và cá tra sang Mỹ lần lượt đạt 10,6 USD/kg (-12% YoY) và 3,5 USD/kg (-26% YoY). Theo Agromonitor, sản lượng tiêu thụ cá tra sang Mỹ và Trung Quốc lần lượt giảm 50% YoY và 31% YoY trong nửa đầu năm 2023.

Về nguyên liệu đầu vào, SSI Research quan sát thấy sự sụt giảm giá tôm và cá nguyên liệu (20% giá vốn hàng bán) lần lượt là -9% YoY và - 4% YoY, trong khi giá thức ăn thủy sản vẫn ở mức cao.

Giá thức ăn thủy sản bình quân đạt đỉnh vào tháng 5/2023 là 14.900 đồng/kg và các công ty thức ăn chỉ bắt đầu giảm giá thức ăn thủy sản từ tháng 6/2023 và mức giảm chỉ 300 đồng/kg. Như vậy, giá thức ăn thủy sản vẫn cao hơn 8% YoY trong 6 tháng đầu năm 2023.

Do giá thức ăn chăn nuôi chiếm 60% giá vốn hàng bán, cùng với giá bán bình quân của ngành giảm trong nửa đầu năm 2023 nên hầu hết các công ty sản xuất trong ngành đều có tỷ suất lợi nhuận thu hẹp nhưng lợi nhuận so với cùng kỳ có thể đã chạm đáy trong nửa đầu năm 2023, đặc biệt khi quý 2/2022 ghi nhận mức nền lợi nhuận cao nhất.

Thuy san

Triển vọng nửa cuối năm 2023

Trong nửa cuối năm 2022, sản lượng xuất khẩu cá tra sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt -31% và -22%, trong khi giá bán bình quân sang Mỹ và Trung Quốc giảm lần lượt -9% và -3% so với nửa đầu năm 2022.

Trong khi sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể kể từ quý 3/2022, thì giá bán bình quân chỉ bắt đầu giảm kể từ quý 4/2022 (giá bán bình quân đạt đỉnh trong tháng 7/2022). Mặc dù triển vọng các đơn đặt hàng sang Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn do nền kinh tế phục hồi chậm và mức tồn kho tăng cao, SSI Research tin rằng các công ty kinh doanh xuất khẩu cá tra sẽ bắt đầu thấy ghi nhận mức lợi nhuận cải thiện trong nửa cuối năm 2023 nhờ chi phí giảm bao gồm: giá đầu vào giảm (tôm, cá nguyên liệu và thức ăn thủy sản) và chi phí vận chuyển giảm.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

Masan đặt mục tiêu 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:04

(CL&CS) - Ra mắt vào năm 2023, chương trình hội viên WIN đã thu hút số lượng 8,5 triệu vào cuối quý 1/2024 và Masan dự kiến ​​sẽ đạt 30 triệu hội viên WIN vào năm 2025.