Chủ nhật, 03/07/2022, 12:53 PM

Ngành hải quan phấn đấu 100% cảng, cửa khẩu quốc tế có hệ thống giám sát tự động

(CL&CS) - Trong 10 năm qua, Tổng cục Hải quan đã ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực hải quan phục vụ chuyển đổi số, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, đến nay đã hoàn thành mục tiêu 5E (E-Declaration; E-payment; E-C/O; E-Permit và E-Manifest) về ứng dụng CNTT trong quản lý nhà nước về hải quan, xây dựng được một hệ thống CNTT tập trung cấp Tổng cục phục vụ công tác quản lý nhà nước về hải quan.

Ngành hải quan phấn đấu 100% cảng, cửa khẩu quốc tế có hệ thống giám sát tự động.

Ngành hải quan phấn đấu 100% cảng, cửa khẩu quốc tế có hệ thống giám sát tự động.

Hoàn thành các mục tiêu nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ‘Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan. Định hướng đến năm 2030, hoàn thành Hải quan thông minh.

Đến nay, 100% thủ tục hải quan cơ bản đã được tự động hóa, 100% Cục Hải quan, Chi cục hải quan thực hiện thủ tục hải quan điện tử với 99,65% doanh nghiệp tham gia.

Từ năm 2012, Cơ quan hải quan đã kết nối với các hệ thống công nghệ thông tin của các Ngân hàng thương mại và Kho bạc nhà nước để thực hiện thanh toán điện tử (E-payment). Nhằm tiếp tục tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp, từ năm 2017, Tổng cục Hải quan đã tập trung nguồn lực triển khai Đề án nộp thuế điện tử và thông quan 24/7.

Theo đó, doanh nghiệp có thể nộp tiền thuế vào mọi lúc, mọi nơi, mọi phương tiện, kết nối internet; đảm bảo thông tin nộp tiền được thanh khoản thuế kịp thời, chính xác; giảm thời gian nộp thuế, đồng thời thông quan hàng hóa ngay sau khi nộp thuế, qua đó rút ngắn thời gian hoàn thành thủ tục hải quan.

Nỗ lực trong triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Nỗ lực trong triển khai kế hoạch chuyển đổi số ngành Hải quan đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Từ ngày 27/01/2022, chức năng cảnh báo chống ùn tắc đã được Tổng cục Hải quan chính thức triển khai trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Đồng thời, Tổng cục Hải quan dự kiến sẽ triển khai mở rộng giải pháp ứng dụng dữ liệu định vị GPS để cảnh báo ùn tắc phương tiện vận tải và giám sát hàng hóa XNK tại cửa khẩu, ICD, cảng biển, cảng hàng không quốc tế trong thời gian tới.

Nhằm hỗ trợ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình khai hải quan, từ ngày 01/01/2022, Tổng cục Hải quan  đã phối hợp với Công ty EPAY triển khai phần mềm khai hải quan miễn phí cho doanh nghiệp.

Tiếp tục nâng cao chất lượng và số lượng dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp, Tổng cục Hải quan đã cung cấp 215/237 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 (~ 91% tổng số thủ tục hành chính do cơ quan hải quan thực hiện), trong đó có 209 thủ tục hành chính được cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 4 (đạt tỷ lệ 88%), cho phép người dân, doanh nghiệp nộp hồ sơ và nhận kết quả trực tuyến thông qua mạng Internet.

Tính đến ngày 15/6/2022, Cơ chế một cửa quốc gia đã có 249 thủ tục hành chính của 13 Bộ, ngành kết nối, với trên 4,92 triệu bộ hồ sơ của hơn 54.8 nghìn doanh nghiệp.

Về Cơ chế một cửa ASEAN, đến nay, Việt Nam đã thực hiện trao đổi Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) mẫu D bản điện tử (e-C/O form D) với 09 nước ASEAN: Indonesia, Malaysia, Singapore, Thái Lan, Brunei, Campuchia, Myanmar, Lào, Phillipine. Đồng thời, Tổng cục Hải quan đang phối hợp với Ban thư ký ASEAN và các nước ASEAN để triển khai kết nối trao đổi tờ khai Hải quan ASEAN theo đúng kế hoạch, lộ trình chung của ASEAN: Hiện nay, đang triển khai kết nối thử nghiệm theo kế hoạch của ASEAN. Tiếp sau đó sẽ chuẩn bị các yêu cầu liên quan để kết nối thử nghiệm trao đổi chứng nhận kiểm dịch thực vật trong năm 2022.

Trong năm 2018, việc trao đổi chính thức thông tin e-C/O đã tiết kiệm 7,89 triệu đô la Mỹ, trong đó tiết kiệm 2,95 triệu đô la Mỹ đối với hàng nhập khẩu và 4,94 triệu đô la Mỹ đối với hàng xuất khẩu.

Đẩy mạnh chuyển đổi số trong hoạt động nghiệp vụ hải quan một cách toàn diện, đồng bộ với chuyển đổi số phục vụ doanh nghiệp xuất nhập khẩu và các Bộ, ngành trong triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN nhằm hoàn thành mục tiêu 100% thủ tục hải quan được thực hiện hoàn toàn trên môi trường mạng.

Mục tiêu ngành hoàn thành các mục tiêu nêu tại Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 03/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt ‘Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan.

Một trong những mục tiêu đó là, 100% cảng, cửa khẩu quốc tế trọng điểm được triển khai hệ thống quản lý giám sát hàng hóa tự động, trang bị hệ thống soi chiếu hàng hóa, hành lý, hệ thống giám sát camera và các thiết bị hỗ trợ trong công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Kết quả, hình ảnh, thông tin được truyền trực tiếp về trung tâm xử lý tập trung của cơ quan Hải quan và chia sẻ thông tin với các Bộ, Ngành và các đơn vị có liên quan tại cửa khẩu.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024

Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:55

(CL&CS) - Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Long An vào sáng ngày 28/11/2024, tại Hội trường Thống Nhất tỉnh. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024.

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16

(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.

Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

Đưa nông sản Việt Nam lên sàn thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16

(CL&CS) - Chiều 20/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị giao thương giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Trung Quốc và Lễ ra mắt gian hàng nông sản Việt Nam trên các nền tảng thương mại điện tử và mạng xã hội Trung Quốc”.