Nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển du lịch trong các làng nghề
(CL&CS) - Các sản phẩm làng nghề phần lớn mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, có thể kể đến như gốm sứ, lụa, đồ gỗ, đá quý, tranh vẽ,... Việc phát triển du lịch trong các làng nghề giúp đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa; đồng thời quảng bá, giới thiệu các làng nghề trên địa bàn TP. Hà Nội.
Sản phẩm đa dạng về mẫu mã, chất lượng đảm bảo
Cho đến nay, Thủ đô Hà Nội được biết đến với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề trong tổng số nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang đặc điểm riêng biệt, tạo nên sự phong phú và đa dạng trong bản sắc văn hóa Hà Nội nói riêng và cả nước nói chung. Các sản phẩm phần lớn mẫu mã đẹp, chất lượng tốt, có sức cạnh tranh trên thị trường nội địa và quốc tế, có thể kể đến như gốm sứ, lụa, đồ gỗ, đá quý, tranh vẽ,… cùng nhiều loại sản phẩm khác.
Bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội chia sẻ về việc gìn giữ giá trị truyền thống tại làng cổ Bát Tràng.
Ví như khi nhắc đến gốm sứ đẹp và nổi tiếng tại Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc đến gốm sứ Bát Tràng. Theo bà Hà Thị Vinh - Chủ tịch Hiệp hội Thủ công Mỹ nghệ và làng nghề Hà Nội, Bát Tràng là làng cổ bên tả ngạn sông Hồng, có quá trình gắn bó lâu dài với Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thời gian, cộng đồng và nhân dân làng Bát Tràng với các dòng họ đã hình thành, bồi đắp nên bề dày truyền thống văn hóa, lịch sử và di sản văn hóa quý báu.
Đến nay, làng gốm Bát Tràng đã trở thành biểu tượng văn hóa nghề truyền thống của Hà Nội và là niềm tự hào của người dân Hà thành. Gốm Bát Tràng đã trở thành thương hiệu, là địa chỉ hàng hóa đã được khẳng định chất lượng trên thị trường trong nước và quốc tế.
Không chỉ nổi tiếng với nghề gốm truyền thống - di sản văn hoá phi vật thể trong Danh mục quốc gia, Bát Tràng còn được biết đến như một ngôi làng mang những giá trị văn hoá, lịch sử đặc sắc, ẩn chứa qua các công trình kiến trúc đồ sộ, những lễ hội và nghệ thuật ẩm thực độc đáo… của một ngôi làng gần ngàn năm tuổi.
Phát triển mô hình bảo tàng sinh thái, gìn giữ giá trị truyền thống
Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của lãnh đạo và chính quyền các cấp, hoạt động bảo vệ, phát huy di sản văn hoá của Bát Tràng đã bước đầu khởi sắc. Năm 2019, Bát Tràng được công nhận Điểm du lịch của TP.Hà Nội. Năm 2022, nghề truyền thống gốm làng Bát Tràng được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.
Hiện nay, với mong muốn phát triển làng gốm Bát Tràng hơn nữa, giữ gìn bản sắc văn hoá và tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội địa phương, việc phát triển mô hình Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng là yêu cầu tất yếu từ thực tiễn. Các chuyên gia cũng đưa ra nhiều ý kiến phân tích những thế mạnh tiềm năng của làng cổ Bát Tràng để có thể trở thành mô hình bảo tàng sinh thái đầu tiên tại Việt Nam.
Mô hình bảo tàng sinh thái giúp bảo tồn các giá trị văn hoá lâu đời tại Bát Tràng.
Theo TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Chuyên gia về bảo tàng sinh thái, Bát Tràng hội đủ điều kiện để triển khai mô hình bảo tàng sinh thái, đó là: Là khu vực cụ thể với cộng đồng sở hữu di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu; Có sự tham gia đồng thuận, tự nguyện của cộng đồng chủ thể nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể; Có sự phối hợp giữa chính quyền, cơ quan quản lý văn hóa, các nhà nghiên cứu, cộng đồng chủ thể, khách thể trong vận hành bảo tàng sinh thái; Có cơ sở hạ tầng đáp ứng đủ phát triển du lịch để phát huy hiệu quả giá trị di sản văn hóa phi vật thể, phục vụ phát triển cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Trong mô hình này, cộng đồng cư dân làng Bát Tràng với tư cách chủ thể văn hóa - chủ sở hữu di sản văn hóa và cũng là chủ sở hữu, tổ chức và vận hành Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng. Bảo tàng được thiết lập sẽ là bảo tàng ngoài công lập, theo hình thức sở hữu tập thể là cộng đồng người dân Bát Tràng. Chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước các cấp sẽ hướng dẫn và kiểm soát hoạt động Bảo tàng sinh thái Làng cổ Bát Tràng theo đúng quy định của luật pháp; Các nhà khoa học đóng vai trò tư vấn và hướng dẫn nghiệp vụ chuyên môn.
Chia sẻ về mô hình bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng, bà Hà Thị Vinh cho biết: “Bát Tràng là một trong những “hạt nhân” tạo nên bản sắc văn hóa dân tộc. Tôi tin tưởng rằng người dân Bát Tràng sẽ thành công với mô hình Bảo tàng sinh thái, từ đó lưu giữ cho thế hệ mai sau những giá trị tốt đẹp, cũng như góp phần phát triển kinh tế, gắn văn hóa với du lịch trong các làng nghề”.
Các chuyên gia cũng khẳng định, việc phát triển du lịch trong các làng nghề giúp đẩy mạnh tiêu thụ, nâng cao giá trị sản phẩm hàng hóa, đồng thời cũng là kênh quảng bá, giới thiệu các làng nghề trên địa bàn TP.Hà Nội. Ngày 7/7/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 801 Phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030. Trong đó mục tiêu chung là bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường, xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bền vững.
Theo VietQ.vn
Bình luận
Nổi bật
Long An: Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP sẽ diễn ra vào ngày 28/11/2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:55
(CL&CS) - Hội nghị liên kết, hợp tác, xúc tiến du lịch và sản phẩm OCOP giữa thành phố Hồ Chí Minh và 13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra tại tỉnh Long An vào sáng ngày 28/11/2024, tại Hội trường Thống Nhất tỉnh. Đây là sự kiện mở đầu cho chuỗi các hoạt động trong Tuần Văn hóa - Thể thao - Du lịch tỉnh Long An lần 2 năm 2024.
Đẩy mạnh quảng bá các sản phẩm OCOP của Đông Anh tới thị trường trong và ngoài nước
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 09:16
(CL&CS) - Huyện Đông Anh cần nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP, sản phẩm thế mạnh của địa phương tới thị trường trong và ngoài nước; phát triển các trung tâm quảng bá, giới thiệu và bán các sản phẩm OCOP, nông lâm sản của huyện, qua đó lan tỏa thương hiệu sản phẩm tới nhiều người tiêu dùng.
Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã có 271 sản phẩm OCOP được công nhận. Trong đó, có 225 sản phẩm đạt 3 sao và 46 sản phẩm đạt 4 sao của 109 chủ thể gồm: 53 hợp tác xã, 13 doanh nghiệp, 12 tổ hợp tác và 31 hộ kinh doanh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.