Thứ tư, 03/07/2024, 14:48 PM

Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững

(CL&CS) - Trong bối cảnh, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" và để phát huy được lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước thì điều kiện quan trọng và then chốt là cần nâng cao được chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Chất lượng dân số vẫn còn hạn chế

Việt Nam đã cán mốc 100 triệu dân, thuộc vào nhóm 15 quốc gia có dân số đông nhất thế giới, đứng thứ 8 châu Á và thứ 3 khu vực Đông Nam Á. Việt Nam đang trong thời kỳ “dân số vàng” với khoảng 70% dân số trong độ tuổi lao động. Tỷ lệ dân số trẻ cũng ở mức cao là cơ hội "có một không hai" để có thể bứt phá, phát triển. Tuy nhiên bên cạnh cơ hội vàng đó, quy mô dân số gia tăng cũng tạo áp lực rất lớn lên các lĩnh vực khi tăng thêm nỗi lo về cạn kiệt tài nguyên, ảnh hưởng môi trường, cơ sở hạ tầng, các vấn đề an sinh xã hội, công ăn việc làm…

Theo Tổng cục trưởng Dân số - kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) Nguyễn Doãn Tú, mặc dù công tác dân số đã đạt được một số thành tựu nhất định, nhưng còn nhiều khó khăn, thách thức khi chất lượng dân số vẫn còn thấp, chỉ số phát triển con người (HDI) còn nằm ngoài tốp 100; các vấn đề về chiều cao, cân nặng, tầm vóc, sức bền thể lực của người dân có cải thiện, nhưng chưa nhiều; chiều cao trung bình của thanh niên Việt Nam là 164cm ở nam, 153cm ở nữ, thấp hơn nhiều so với người Nhật Bản, Hàn Quốc và châu Âu; tuổi thọ bình quân cao, nhưng số năm trung bình sống khỏe mạnh còn thấp, chỉ đạt 64 tuổi.

Việc bảo vệ và phát triển dân số các dân tộc dưới 10 nghìn người còn hạn chế, nhất là những dân tộc thiểu số rất ít người có nguy cơ suy giảm giống nòi...

Hiện nay mức sinh chênh lệch đáng kể giữa các vùng, miền; các tỉnh miền núi phía bắc, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền trung, Tây Nguyên mức sinh còn rất cao thì tại một số tỉnh, thành phố vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long mức sinh đã xuống thấp. Mất cân bằng giới tính khi sinh vẫn diễn ra ở mức nghiêm trọng và ngày càng lan rộng. Lợi thế của dân số vàng chưa thật sự được khai thác và phát huy hiệu quả do chưa có giải pháp đồng bộ; tốc độ già hóa dân số nhanh nhưng chưa có hệ thống giải pháp thích ứng chủ động.

Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững.

Chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước... Một số cơ chế, chính sách về dân số chậm đổi mới, chưa nhiều chính sách tác động đến các lĩnh vực: kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, nâng cao chất lượng dân số, tận dụng lợi thế cơ cấu dân số vàng và thích ứng với già hóa dân số.

Triển khai hiệu quả hoạt động nâng cao chất lượng dân số

Trong bối cảnh, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" và để phát huy được lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước thì điều kiện quan trọng và then chốt là cần nâng cao được chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

Theo ông Phạm Vũ Hoàng, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Dân số (Bộ Y tế) khẳng định: Chất lượng dân số chính là "chìa khóa vàng" để mở cánh cửa phát triển đất nước bền vững. Thời gian qua, Việt Nam đã có nhiều Chương trình, hoạt động nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng dân số như: Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030, Chương trình mở rộng, tầm soát, chẩn đoán, điều trị các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh đến năm 2030, Chương trình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Nhiều chương trình, đề án có lồng ghép mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Mục tiêu nâng cao chất lượng dân số đã được cụ thể trong Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 như: Phấn đấu đến năm 2030, 90% tỷ lệ cặp nam, nữ thanh niên được tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; giảm 50% số cặp tảo hôn, giảm 60% số cặp hôn nhân cận huyết thống; 70% phụ nữ mang thai được tầm soát ít nhất 4 loại bệnh tật bẩm sinh phổ biến nhất; 90% trẻ sơ sinh được tầm soát ít nhất 5 bệnh bẩm sinh phổ biến nhất; tuổi thọ bình quân đạt 75 tuổi, trong đó thời gian sống khỏe mạnh đạt tối thiểu 68 năm. Đặc biệt, phấn đấu đưa chiều cao người Việt Nam 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ đạt 157,5 cm; chỉ số Phát triển con người (HDI) nằm trong nhóm 4 nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á…

Để đạt được những mục tiêu đó, khắc phục khó khăn, hướng tới nâng cao chất lượng dân số trong thời gian tới, theo các chuyên gia, cần đưa công tác dân số thành một nội dung trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền. Đồng thời, ban hành các nghị quyết, chiến lược, kế hoạch dài hạn, trung hạn và hàng năm để cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu của Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030 phù hợp với từng thời kỳ, giai đoạn, tình hình thực tiễn của bộ, ngành, địa phương.

Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về dân số gắn với xây dựng gia đình hạnh phúc; bảo đảm hài hòa giữa quyền và nghĩa vụ của người dân trong thực hiện chính sách dân số. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh, thực hiện có hiệu quả các chương trình thể dục, thể thao rèn luyện, nâng cao sức khỏe; các chương trình dinh dưỡng, sữa học đường nhằm nâng cao thể lực, tầm vóc người Việt Nam; phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau…

GS.TS Nguyễn Đình Cử, nguyên Viện trưởng Viện Dân số và Các vấn đề xã hội cũng cho rằng: Để làm tốt công tác Dân số và Phát triển, thời gian tới các cơ quan chức năng, địa phương cần tập trung vào việc phân tích thật kỹ tình trạng dân số của địa phương để xác định vấn đề cần ưu tiên giải quyết (không phải địa phương nào cũng mất cân bằng giới tính khi sinh, cũng có mức sinh quá cao hoặc quá thấp..).

Bên cạnh đó cần củng cố, tăng cường hệ thống bộ máy tổ chức quản lý công tác dân số; nếu bộ máy này không được củng cố, tăng cường ở cơ sở sẽ là gánh nặng rất lớn của ngành Y tế. Đặc biệt, các địa phương cần đảm bảo đầu tư kinh phí cho công tác dân số, theo tinh thần Nghị quyết 21 về công tác dân số và mức đầu tư phải tương xứng với các mục tiêu đề ra.

Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hoá gia đình, thời gian tới, ngành Dân số tiếp tục nỗ lực triển khai theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW về công tác dân số trong tình hình mới, Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030, các Chương trình đã được Chính phủ phê duyệt… Các hoạt động sẽ tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ trẻ em, phát huy lợi thế cơ cấu "dân số vàng", duy trì mức sinh thấp hợp lý, giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số và phân bố dân số, góp phần thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững

Nâng cao chất lượng dân số để phát triển đất nước nhanh và bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 03/07/2024, 14:48

(CL&CS) - Trong bối cảnh, Việt Nam đang trong thời kỳ cơ cấu "dân số vàng" và để phát huy được lợi thế của thời kỳ cơ cấu "dân số vàng", đảm bảo nguồn lực cho sự phát triển nhanh, bền vững của đất nước thì điều kiện quan trọng và then chốt là cần nâng cao được chất lượng dân số, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

[Infographic] Năng suất lao động đối với phát triển kinh tế

[Infographic] Năng suất lao động đối với phát triển kinh tế

sự kiện🞄Chủ nhật, 30/06/2024, 14:37

(CL&CS) - Cải thiện và thúc đẩy năng suất lao động là một trong những vấn đề cốt lõi đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay

Trà Vinh xây dựng vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao

Trà Vinh xây dựng vùng sản xuất lúa chuyên canh chất lượng cao

sự kiện🞄Thứ năm, 27/06/2024, 12:18

(CL&CS)- UBND tỉnh Trà Vinh vừa ban hành kế hoạch thực hiện Đề án Phát triển bền vững một triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030.