Thứ hai, 17/01/2022, 14:06 PM

Năm 2022 của Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình nhiều đề án quan trọng

(CS&CS)- Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình 3 đề án lớn quan trọng nữa liên quan đến pháp luật về đất đai, nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp hóa.

Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho biết, trong năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương 03 đề án quan trọng.

Thứ nhất, Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" (trình Hội nghị Trung ương 5- tháng 5/2022);

Trên cơ sở đó tham mưu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết mới về chính sách, pháp luật đất đai đến năm 2030, tầm nhìn đề năm 2045.

Đây là đề án rất quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội đất nước. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, bộ phận quan trọng nhất của lãnh thổ quốc gia gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của cả dân tộc.

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban Kinh tế Trung ương ngày 13-01-2022. Ảnh: Thành Trung

Hội nghị Tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 của Ban Kinh tế Trung ương ngày 13-01-2022. Ảnh: Thành Trung

Đất đai cũng là không gian sinh tồn, sinh sống của các cộng đồng dân cư gắn liền với từng gia đình, mọi người dân; là nguồn lực to lớn để phát triển đất nước, tư liệu sản xuất đặc biệt tham gia vào tất cả các lĩnh vực hoạt động phát triển kinh tế, đời sống xã hội.  

Thứ hai, Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (trình Hội nghị Trung ương 5 - tháng 5/2022);

Thứ ba, Đề án “Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” (trình Hội nghị Trung ương 6 - tháng 10/2022).

Bên cạnh đó, Trưởng ban Kinh tế trung ương cho biết thêm một số đề án sẽ được trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010;

Và kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020" (trình vào đầu năm 2022)…

Với vai trò là cơ quan tham mưu của BCH Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong việc định hướng xây dựng và hoàn thiện thể chế kinh tế; hoạch định các chủ trương, giải pháp lớn, quan trọng về kinh tế - xã hội, Ban Kinh tế Trung ương đã và sẽ triển khai quyết liệt, đồng bộ, có hiệu quả các nhiệm vụ công tác theo kế hoạch đề ra, đặc biệt là các nhiệm vụ trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Nhìn lại công việc năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã hoàn thành 03 đề án quan trọng trình Bộ Chính trị:

Thứ nhất, Đề án “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” được Bộ chính trị đánh giá cao.

Đô thị hóa, phát triển đô thị là xu thế và là quy luật tất yếu của thời đại, là những vấn đề được xã hội quan tâm. Bộ Chính trị sẽ ban hành Nghị quyết về vấn đề này để định hướng ở tầm chủ trương, đường lối đối với công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững ở nước ta trong thời gian tới. Đây sẽ là Nghị quyết chuyên đề đầu tiên của Bộ Chính trị về vấn đề đô thị hóa và phát triển đô thị bền vững ở nước ta, góp phần triển khai Văn kiện Đại hội XIII của Đảng.

Thứ hai là Đề án "Tổng kết thực hiện Nghị quyết 37-NQ/TW ngày 01/7/2004 của Bộ Chính trị khóa IX về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2020".  

Trung du và miền núi Bắc bộ là vùng lõi nghèo của cả nước, phải có những chính sách đặc thù để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh của vùng Trung du và miền núi Bắc bộ trong tình hình mới.

Đề án này cũng vừa được Bộ Chính trị thông qua hồi tháng 12/2021 và nhất trí ban hành Nghị quyết mới vào đầu năm 2022

Đề án thứ ba là “Tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận số 53-KL/TW của Bộ Chính trị khoá XI về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hoà đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.  

 Trong năm 2021, Ban Kinh tế Trung ương đã chủ động tổ chức nghiên cứu các nội dung, đề án, báo cáo liên quan đến kinh tế - xã hội phục vụ công tác tham mưu, đề xuất; có 191 lượt phối hợp thẩm định, tham gia ý kiến đối với các đề án, dự án, báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và gửi Chính phủ, các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, trong đó có 69 lượt thẩm định, tham gia ý kiến về các đề án, báo cáo trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư, 122 lượt tham gia ý kiến với các ban, bộ, ngành, địa phương về các đề án, dự án, báo cáo, văn bản quy phạm pháp luật.

Trong năm 2022, Ban sẽ hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị để định hướng ở tầm chủ trương, đường lối đối với công tác quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển đô thị bền vững ở nước ta trong thời gian tới trên cơ cở kết quả nghiên cứu của Đề án “Đô thị hóa, phát triển đô thị và phát triển kinh tế đô thị đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Tiếp tục hoàn thiện, trình Bộ Chính trị 2 đề án đã triển khai từ năm 2021[1]. Chủ trì sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập đảm bảo chất lượng, đúng tiến độ.

[1] (1) Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020"; (2) Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.

[1] (1) Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010; Kết luận số 28-KL/TW ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020"; (2) Đề án “Xây dựng quy định về tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ quản lý, quản trị doanh nghiệp nhà nước phù hợp với thể chế chính trị, cơ chế thị trường và đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.

Linh Đan

Bình luận

Nổi bật

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành công nghiệp bán dẫn

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:37

(CL&CS) - Chiều 24/4 tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn. Hội nghị do Văn phòng Chính phủ phối hợp cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức.

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

Trông giữ xe không dùng tiền mặt

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Hà Nội vừa chính thức triển khai thí điểm thu phí không dùng tiền mặt tại 7 điểm trông giữ xe ở quận Hoàn Kiếm. Đây là một nội dung nhằm triển khai Đề án 06 của Chính phủ và Nghị quyết số 18-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về chuyển đổi số, xây dựng Thành phố thông minh.

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

Tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 09:28

(CL&CS) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 21/4/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.