Lo sản xuất đình trệ, Ban Kinh tế trung ương gửi kiến nghị tới Thủ tướng
(CL&CS) - Ban kinh tế trung ương (Ban IV) vừa khẩn cấp gửi kiến nghị tới Thủ tướng trong đó đề xuất quy trình vận tải an toàn, áp dụng công nghệ để kiểm soát phương tiện và cần phải có nguyên tắc và sự phối hợp thống nhất giữa các địa phương...
Đề xuất quy trình “vận tải an toàn - lái xe không tiếp xúc
Nhận thấy một số nhóm giải pháp chống đại dịch Covid - 19 bất cập, khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị tê liệt, đình trệ, Ban Nghiên cứu Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) vừa khẩn cấp gửi kiến nghị tới Thủ tướng.
Tại văn bản khẩn gửi tới Thủ tướng ngày 31/7/2021, Ban IV cho biết một số nhóm giải pháp chống đại dịch Covid - 19 đã bộc lội một số khía cạnh bất cập khiến nhiều hoạt động sản xuất kinh doanh bị tê liệt, đình trệ.
Một số giải pháp chống dịch của các địa phương đã đẩy hàng loạt doanh nghiệp ở nhiều ngành, lĩnh vực vào tình trạng phải đóng cửa, dừng hoạt động, không đủ năng lực duy trì lương cho hàng triệu lao động, thậm chí nguy cơ cao mất thị trường vào tay các nước đối thủ.
Tình trạng lộn xộn, đứt gãy vận tải hàng hóa xuất hiện thời gian qua, một phần xuất phát từ cách làm, cách hiểu và diễn giải các quy định phòng chống dịch hết sức khác nhau ở các địa phương.
Ban IV và các hiệp hội kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hoặc giao đầu mối các Bộ ngành, địa phương, rà soát và áp dụng quy định, điều kiện đi lại thống nhất cho các nhóm nhân sự chuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu, nhân viên cảng, nhân viên bốc xếp ... tương tự như nhóm vận chuyển hàng trong nội thành (shipper) giờ đã được tính toán các biện pháp quản lý để đi lại thực hiện công việc mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Ngoài ra, Ban IV cũng đề xuất Thủ tướng xem xét, đánh giá kĩ “quy trình vận tải an toàn - lái xe không tiếp xúc” mà Hiệp hội doanh nghiệp dịch vụ Logisitcs Việt Nam, Hiệp hội Ô tô - Vận tải Việt Nam đã kiến nghị.
Ban IV đưa ra kiến nghị này theo ý kiến nhiều chuyên gia y tế, việc sử dụng kết quả xét nghiệm sàng lọc covid (cả test nhanh hay PCR) như là giấy thông hành hiện nay chưa đúng với bản chất ý nghĩa của việc xét nghiệm, và tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Quy trình vận tải an toàn không tiếp xúc được đưa ra trong kiến nghị của các hiệp hội về “Quy tắc vận tải an toàn phòng dịch COVID-19” theo hướng, doanh nghiệp vận tải và lái xe thực hiện nghiêm chỉnh quy định trên tại Công văn 898/BYT-MT của Bộ Y tế. Lái xe thực hiện nguyên tắc không rời khỏi cabin khi ra/vào, giao nhận hàng hóa tại vùng dịch. Đơn vị giao/nhận hàng hóa tại địa phương chịu trách nhiệm về bốc xếp hàng hóa, không tiếp xúc lái xe.
Trong quy tắc này, lái xe phải hoàn toàn tuân thủ quy định của Công văn 898/BYT-MT về việc “yêu cầu người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hóa ghi chép lại hành trình vận chuyển, danh sách các trường hợp có tiếp xúc; đảm bảo thông thoáng phương tiện, thường xuyên mở cửa sổ phương tiện; hạn chế tiếp xúc với người khác; thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng, chống dịch (đeo khẩu trang trong suốt quá trình vận chuyển và bốc dỡ hàng hóa, sát khuẩn tay thường xuyên, khai báo y tế, khử khuẩn phương tiện vận chuyển hàng ngày”.Với Quy tắc vận tải an toàn phòng dịch được đề xuất sẽ đảm bảo an toàn phòng dịch COVID-19 vì lái xe khi ở bên trên cabin thực hiện nguyên tắc không tiếp xúc, sẽ không còn là nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.
Lập sẵn quy trình ứng phó
Về chiến dịch tiêm phòng vắc xin, doanh nghiệp hết sức phấn khởi khi Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo điều chỉnh, xác định lại tính ưu tiên căn cứ cả theo lĩnh vực hoạt động cũng như các vị trí trọng yếu gắn với mục tiêu phát triển kinh tế (như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh thành nơi có khu, cụm công nghiệp quan trọng...).
“Rất mong ngay khi đã có chủ trương, Thủ tướng tiếp tục giao Bộ Y tế hướng dẫn cụ thể, ban hành danh sách các tỉnh/lĩnh vực ưu tiên bố trí nguồn vắc xin bên cạnh việc ưu tiên cho các lực lượng tuyến đầu chống dịch, để chính quyền các tỉnh, thành và doanh nghiệp tại các địa phương tính toán chủ động hơn kế hoạch duy trì hoạt động kinh tế xã hội, sản xuất kinh doanh”, văn bản của Ban IV viết.
Ban IV đề nghị Chính phủ, Bộ Y tế quan tâm, phân bổ nguồn vắc xin cho các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai và các tỉnh giáp ranh TP. Hồ Chí Minh như với TP.Hồ Chí Minh vì đây là các tỉnh có các các khu công nghiệp trọng điểm và cũng có diễn biến dịch giống nhau. Ban IV cũng phản ánh về việc thực hiện Nghị quyết 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg về biện pháp cấp bách hỗ trợ doanh nghiệp và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng của đại địch.
Theo Ban IV, thủ tục hỗ trợ người sử dụng lao động vay vốn để trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất đang còn có những quy định gây khó, khiến hầu hết doanh nghiệp không thể tiếp cận chính sách. Đơn cửu như yêu cầu doanh nghiệp “đã hoàn thành quyết toán thuế năm 2020” mới được vay vốn trong chu kỳ quyết toán chưa tới
Ban IV cũng đề nghị đề nghị sau giãn cách được nới giờ làm thêm hơn 40 giờ trong 1 tháng để giải quyết các công việc gấp, tồn đọng.vì những giai đoạn bị phong tỏa, giãn cách, hoặc các tình huống phát sinh khác vì dịch bệnh khiến doanh nghiệp bị đình trệ hoạt động.
Tình trạng lộn xộn, đứt gãy vận tải hàng hóa xảy ra liên tục thời gian qua, một phần xuất phát từ cách làm, cách hiểu và diễn giải các quy định phòng chống dịch hết sức khác nhau ở các địa phương.
Văn bản chỉ đạo số 5187/VPCP-CN ngày 29/7/2021 của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã tháo gỡ nhiều khúc mắc lớn liên quan tới tình trạng này.
Tuy nhiên, chuỗi tiêu dùng và chuỗi xuất, nhập khẩu còn liên quan tới hoạt động của nhiều bộ phận khác.
Vì thế, Ban IV và các hiệp hội xin kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo hoặc giao đầu mối các Bộ ngành, địa phương, rà soát và áp dụng quy định, điều kiện đi lại thống nhất cho các nhóm nhân sự chuyên làm thủ tục xuất nhập khẩu, nhân viên cảng, nhân viên bốc xếp ... tương tự như nhóm vận chuyển hàng trong nội thành (shipper) giờ đã được tính toán các biện pháp quản lý để đi lại thực hiện công việc mà vẫn đảm bảo yêu cầu phòng chống dịch.
Tại văn bản này, Ban IV cho biết, các doanh nghiệp, hiệp hội cam kết với Chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ các chỉ đạo, kêu gọi từ Chính phủ, thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về biện pháp phòng chống dịch để đảm bảo an toàn tối đa cho người lao động, nỗ lực duy trì sản xuất, phát triển kinh tế.
(Bài/loạt bài tuyên truyền thực hiện Nghị quyết số 84/NQ - CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ).
Linh Lan
Bình luận
Nổi bật
Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11
(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.
Tập trung triển khai các giải pháp đồng bộ, bứt phá trong giải ngân vốn đầu tư công
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:03
(CL&CS) - Các bộ, cơ quan, địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước tập trung chỉ đạo, đôn đốc, tăng cường hơn nữa trách nhiệm của người đứng đầu trong giải ngân vốn đầu tư công. Các bộ, cơ quan, địa phương được Thủ tướng Chính phủ giao bổ sung kế hoạch năm 2024, khẩn trương thực hiện phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án, phấn đấu giải ngân 100% kế hoạch vốn mới được bổ sung.
Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 08:21
(CL&CS) - Theo Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng, trong quy hoạch báo chí, có một nội dung rất quan trọng là Nhà nước tập trung đầu tư có trọng tâm, trọng điểm cho 6 cơ quan báo chí chủ lực để trở thành sức mạnh truyền thông; đồng thời trong quá trình sửa luật theo hướng, Chính phủ sẽ xây dựng cơ chế đặc thù về kinh tế báo chí cho các cơ quan báo chí chủ lực.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.