Muốn vay vốn doanh nghiệp cần chứng minh được khả năng trả nợ

(CL&CS) - Theo quy định cho vay, để vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và chứng minh được khả năng trả nợ, sử dụng vốn đúng mục đích.

Việc tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rất cần thiết để hiểu, chia sẻ, nhận diện những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật

Việc tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rất cần thiết để hiểu, chia sẻ, nhận diện những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật

Đến cuối tháng 6/2023, dư nợ nền kinh tế đạt 12,42 triệu tỷ đồng, tăng 4,73% so với năm 2022. Dư nợ đối với doanh nghiệp khoảng 6,3 triệu tỷ đồng (tăng 4,66% so với năm 2022, chiếm 51% dư nợ nền kinh tế). Dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) đạt gần 2,3 triệu tỷ đồng, tăng gần 4% so với cuối năm 2022, chiếm khoảng 18,5% dư nợ nền kinh tế.

Hiện nay, hầu hết các tổ chức tín dụng (TCTD) đều tham gia cho vay DNNVV, nhiều TCTD đã chủ động triển khai các chương trình, sản phẩm tín dụng ưu đãi với điều kiện vay vốn và lãi suất thấp hơn so với các sản phẩm tín dụng thông thường.

Qua báo cáo của Hiệp hội DNNVV và theo dõi nắm bắt hoạt động tín dụng, Thống đốc NHNN Nguyễn Thị Hồng nhận thấy rằng, bối cảnh hiện nay, người dân và doanh nghiệp đặc biệt là DNNVV đều đang rất khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Đây cũng là khó khăn chung của thế giới không phải riêng Việt Nam.

Trước thực tế này, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã rất trăn trở, băn khoăn và chỉ đạo quyết liệt các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp trong đó có DNNVV.

Về phía NHNN, Thống đốc cho biết, NHNN rất quan tâm đối với việc tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân nói chung, DNNVV nói riêng. Từ khi đại dịch Covid xảy ra, hệ thống ngân hàng dành nhiều cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp về lãi suất, tín dụng, cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ được triển khai.

Về vấn đề lãi suất, Thống đốc cho biết trên cơ sở cân nhắc bối cảnh, tình hình, NHNN đã 4 lần điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, đưa lãi suất điều hành về mức trước dịch Covid 19 xảy ra.

Thống đốc cũng nhấn mạnh, NHNN Việt Nam là một trong số rất ít các NHTW trên thế giới giảm lãi suất. Các TCTD đang tích cực giảm lãi suất, mặt bằng lãi suất bình quân giảm khoảng 1% so với cuối năm 2022, do chính sách có độ trễ nên có thể các TCTD sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới.

Để hạ lãi suất là một cố gắng của NHNN bởi khi hạ lãi suất, NHNN phải chèo lái và phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách để có thể làm sao ổn định không những thị trường tiền tệ mà còn thị trường ngoại hối, đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

Theo Thống đốc Nguyễn Thị Hồng, mặc dù không thay đổi quy định cho vay nhưng thời gian qua, NHNN đã cố gắng tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn qua việc ban hành Thông tư 02 cho phép các TCTD cơ cấu thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng.

Thống đốc cho biết, việc tương tác giữa ngân hàng và doanh nghiệp là rất cần thiết để hiểu, chia sẻ, nhận diện những khó khăn, vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ trên cơ sở tuân thủ quy định của pháp luật.

Thời gian vừa qua, NHNN đã chỉ đạo chi nhánh NHNN các tỉnh, thành phó tổ chức nhiều hội nghị kết nối ngân hàng - doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn về tín dụng, lãi suất, các DN thẳng thắn trao đổi những vấn đề đang vướng mắc như không vay được vốn ngân hàng nào, ngân hàng giải thích vì sao không được vay vốn…

Trước ý kiến cho rằng các NHTMCP huy động lãi suất cao nên cho vay lãi suất cao hơn, có ngân hàng huy động ở tỉnh này lại cho vay ở tỉnh khác, doanh nghiệp không vay được của NHTMCP…, Thống đốc giải thích việc quyết định lãi suất huy động và cho vay là do các TCTD tự quyết định, trường hợp doanh nghiệp đủ điều kiện vay vốn nếu không vay được của NHTMCP thì vẫn có lựa chọn vay của các NHTMNN, hiện nay toàn hệ thống có tới trên 2 nghìn chi nhánh trên khắp cả nước, các NH có hiện diện tới tận huyện, NH chính sách xã hội còn có điểm giao dịch tới tận cấp xã.

Mặt khác, NHNN chỉ đạo các TCTD tăng cường năng lực thu thập, khai thác thông tin về đánh giá tín nhiệm khách hàng để nâng cao hiệu quả thẩm định, qua đó tăng cường khả năng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản.

Theo quy định cho vay, để vay vốn, doanh nghiệp phải có phương án sản xuất kinh doanh khả thi và chứng minh được khả năng trả nợ, sử dụng vốn đúng mục đích. Các doanh nghiệp cung cấp tài liệu để chứng minh là tình hình tài chính có khả năng trả nợ bởi tiền ngân hàng cho vay là của người dân nên phải đảm bảo khả năng thu hồi vốn… Đây là những tiêu chí chung được quy định tại Luật các TCTD năm 2010. Còn mỗi một khoản vay với mục đích khác nhau hồ sơ chứng minh khác nhau như cho doanh nghiệp vay phục vụ lĩnh vực xuất khẩu hồ sơ khác cho vay BĐS…

"Chủ trương của NHNN chỉ đạo các TCTD tiết giảm thủ tục vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tiếp cận vốn nhưng vẫn phải đảm bảo theo quy định. Vì điều kiện cho vay áp dụng theo Luật TCTD nếu muốn thay đổi thì phải sửa luật", Thống đốc chia sẻ.

Không thay đổi quy định cho vay nhưng thời gian qua, NHNN đã cố gắng để tăng cường gắn kết mối quan hệ giữa ngân hàng và doanh nghiệp, NHNN chỉ đạo Giám đốc NHNN chi nhánh các tỉnh thường xuyên tổ chức hội nghị kết nối giữa ngân hàng và doanh nghiệp.

NHNN mong muốn tại các hội nghị trên các doanh nghiệp thẳng thắn trao đổi những vấn đề đang vướng mắc như không vay được vốn ngân hàng nào, vì sao không được vay vốn…

Minh Vân

Bình luận

Nổi bật

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

Phạm Hồng Hải, cựu CEO HSBC Việt Nam giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB từ 6/5/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 20:23

(CL&CS) - HĐQT của Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vừa bổ nhiệm ông Phạm Hồng Hải (sinh 1974) giữ chức Quyền Tổng Giám đốc OCB với thời hạn 12 tháng kể từ 6/5/2024.

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

Phát triển thị trường tài chính xanh hài hòa tạo điều kiện cho phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 15:38

(CL&CS) - Tài chính xanh là kênh dẫn vốn quan trọng giúp doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững. Trong các mục tiêu phát triển bền vững, nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện các chiến lược phát triển mới tập trung vào tăng trưởng xanh.

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

Quý 1/2024, nhân sự ngành ngân hàng giảm 1.437 người

sự kiện🞄Thứ tư, 01/05/2024, 15:34

(CL&CS) - Trong quý 1 vừa qua, lần đầu tiên 27 ngân hàng niêm yết đã cắt giảm nhân sự với số lượng lên đến 1.437 người. Trong đó, 20/27 ngân hàng mẹ đã cắt giảm nhân sự.