"Muôn hình vạn trạng" hình thức vi phạm trên thương mại điện tử
(CL&CS) - Thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ, khiến nhiều đối tượng lợi dụng để kinh doanh hàng giả, hàng nhái, không rõ nguồn gốc.
Hiện nay, internet đã bao phủ hầu khắp các tỉnh, thành trên cả nước. Tiêu dùng nội địa đang ngày càng đóng góp nhiều trong tăng trưởng GDP, qua đó đã thúc đẩy phương thức trao đổi hàng hóa qua thương mại điện tử (TMĐT). TMĐT mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng, giảm thiểu các rủi ro liên quan đến tiền mặt, có thể ngồi một nơi mà mua bán hàng hóa ở nhiều nơi khác… Tuy nhiên, một số các đối tượng cũng triệt để lợi dụng các tiện ích mà TMĐT mang lại để hoạt động vi phạm pháp luật. Các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả qua thương mại điện tử ngày càng tinh vi, phức tạp.
Theo số liệu của Tổng Cục Quản lý thị trường, nếu như năm 2020, doanh số bán lẻ trên Internet tại Việt Nam là 13 tỷ USD thì đến năm 2022, con số này tăng vọt lên thành 35 tỷ USD. Bên cạnh đó, Việt Nam là nước có tỷ lệ dân số mua sắm cao nhất Đông Nam Á gần 1 nửa dân số Việt Nam mua sắm online, cao nhất Đông Nam Á với 49,3 triệu người, tương đương 41% tỷ lệ dân số.

(Ảnh minh họa)
Khi các hoạt động TMĐT phát triển nhanh chóng trở nên phổ biến, tiện lợi đối với người tiêu dùng thì cũng xuất hiện các thủ đoạn mới về buôn bán, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng. Các đối tượng lập nhiều tài khoản mạng và chạy quảng cáo, sử dụng những cá nhân nổi tiếng, có ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực y tế, xã hội để làm nhân vật quảng cáo sai sự thật về hàng hóa đặc biệt đối với mặt hàng thuốc đông y sản xuất gia truyền, thuốc chữa bệnh dân gian, các dược liệu quý tự nhiên như nhân sâm, nấm, thực phẩn chức năng và mỹ phẩm; chụp ảnh sản phẩm bằng công nghệ; sử dụng nhà ở, chung cư làm kho chứa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng… gây khó khăn cho công tác kiểm tra, kiểm soát của lực lượng chức năng.
Bên cạnh đó, lợi dụng hoạt động dịch vụ bưu chính, chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, dịch vụ giao nhận hàng tại nhà với đội ngũ người giao hàng (shipper) đông đảo… các đối tượng đưa hàng lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng vào các kho chứa bưu kiện, bưu phẩm.
Thượng tá Phạm Công Hải - đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) cho biết, trên không gian mạng hiện nay có rất nhiều hình thức vi phạm liên quan đến thương mại điện tử.
Vi phạm điển hình là bán hàng giả của các nhãn hàng lớn. Lực lượng Công an đã phát hiện và xử lý nhiều đối tượng bán hàng giả, hàng fake của các thương hiệu lớn như: LV, Gucci, Montblanc... Các loại hàng giả chủ yếu là: Túi, ví, dây lưng, đồng hồ, quần áo, sản phẩm thời trang, mỹ phẩm... Các sản phẩm này chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc, nhập lậu về Việt Nam.
Bên cạnh đó, tình trạng rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ, các thiết bị ghi âm, ghi hình, định vị, ngụy trang qua hàng nghìn tài khoản mạng xã hội, số điện thoại, hội nhóm kín rao bán vũ khí, công cụ hỗ trợ… cũng diễn ra.
Đại diện Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết, nguồn hàng vũ khí, công cụ hỗ trợ được rao bán trên mạng chủ yếu nhập lậu từ các cửa khẩu như: Trung Quốc, Campuchia, Thái Lan. Các đối tượng bán hàng thường vận chuyển hàng hóa vi phạm qua xe khách liên tỉnh, giao hàng tiết kiệm, grab… không ghi địa chỉ người gửi; khai báo không đúng hàng hóa gửi để "qua mặt" lực lượng chức năng.
Trên thực tế, Cục đã điều tra các nhóm đối tượng trên "vukhituve.com", shopdenpinchichdien.com"… thu nhiều súng M84Cal.6mm, Sport S731, Retoy P114, G19C, M66, súng hơi Condor, 2000 hộp đạn, pháo bi, pháo hoa, kiếm, dùi cui…
Ngoài ra, dịch vụ làm giấy tờ giả; lôi kéo người dân tham gia đầu tư tài chính, đầu tư ngoại hối với hứa hẹn lãi suất cao, lợi nhuận lớn tại các vùng quê; buôn bán dược phẩm, thực phẩm chức năng; quảng cáo mua bán bóng cười, nước vui, cần sa, ma túy qua mạng đã xuất hiện và có dấu hiệu gia tăng.
"Qua rà soát trên mạng, Cục bước đầu phát hiện một số đối tượng thành lập nhóm kín chuyên trao đổi mua bán ma túy, với phương thức thủ đoạn là: Tạo các tài khoản ảo trên mạng xã hội facebook, telegram, zalo để quảng cáo, rao bán các chất ma túy..."- Thượng tá Phạm Công Hải nói.
Trúc Thi
Bình luận
Nổi bật
Quyết liệt chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả: Vì chất lượng cuộc sống và niềm tin thị trường
sự kiện🞄Thứ ba, 10/06/2025, 15:32
(CL&CS) - Thống kê từ lực lượng quản lý thị trường cho thấy, trong 5 tháng đầu năm 2025, lực lượng đã phát hiện và xử lý hơn 34.000 vụ việc vi phạm; trong đó, hơn 8.200 vụ buôn bán, vận chuyển hàng cấm, hàng lậu, hơn 25.100 vụ gian lận thương mại, gian lận về thuế… Vấn đề này đe dọa tính minh bạch và công bằng của thị trường và trực tiếp ảnh hưởng tới quyền lợi người tiêu dùng, chất lượng cuộc sống và uy tín hàng hóa tại Việt Nam.
Xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết để bán
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 14:44
(CL&CS) - Lực lượng chức năng tỉnh Phú Yên đã xử phạt cơ sở bơm tạp chất vào tôm hùm chết bán ra thị trường. Đồng thời, buộc tiêu hủy 45 kg tôm hùm là tang vật vi phạm.
Phát động chiến dịch Tiêu dùng Xanh 2025
sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 13:41
(CL&CS) - Trước những chuyển động mạnh mẽ của thị trường tiêu dùng toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, người tiêu dùng Việt ngày càng quan tâm đến các sản phẩm thân thiện với môi trường.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.