Một số công trình của Bộ Giao thông Vận tải không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật
(CL&CS)- Ngành giao thông vận tải là xương sống, là mạch máu giao thông, phải đi trước mở đường, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh.
Theo báo cáo của Bộ Giao thông Vận tải gửi đến các đại biểu Quốc hội và diễn biến của phiên chất hôm qua cho thấy, ngành giao thông vận tải đã phát huy tinh thần trách nhiệm, nỗ lực vượt khó, hoàn thành khối lượng công việc lớn, như: đã hoàn thành 4 quy hoạch ngành theo Luật Quy hoạch, nhằm tạo cơ sở pháp lý triển khai các nhiệm vụ của Bộ; hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng 1.239km đường bộ cao tốc; đang triển khai xây dựng 883km và dự kiến tiếp tục khởi công 2.024km đường bộ cao tốc trong giai đoạn 2021 - 2025. Bộ cũng đã chú trọng công tác cải cách thủ tục hành chính, công tác kiểm tra, giám sát được tăng cường, đã xây dựng ban hành 57 quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, 167 tiêu chuẩn Việt Nam và 43 tiêu chuẩn cơ sở; đang tiến hành xây dựng, điều chỉnh 535 định mức kinh tế kỹ thuật.
Bên cạnh những kết quả đạt được, ngành giao thông vận tải vẫn còn những vướng mắc, khó khăn, hạn chế cả trong việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và quản lý khai thác, vận hành khi đưa các dự án, công trình vào sử dụng.
Đối với các dự án, công trình quan trọng quốc gia, các dự án giao thông sử dụng ngân sách nhà nước phần lớn đều chậm tiến độ, một số dự án thành phần chưa lựa chọn được nhà đầu tư theo kế hoạch ban đầu, thiếu nguồn vật liệu đắp nền đường, thủ tục điều chỉnh biến động giá vật liệu còn chậm và vướng mắc; công tác đấu thầu, lựa chọn nhà đầu tư kéo dài, tiến độ xây dựng các quy chuẩn, tiêu chuẩn, định mức còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu về phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực giao thông vận tải. Nhiều công nghệ, giải pháp thi công mới được ứng dụng trong lĩnh vực này, tuy nhiên chưa có định mức đơn giá ban hành kịp thời nên gây khó khăn cho công tác quản lý chi phí đầu tư, công tác di dời hạ tầng kỹ thuật bị chậm tiến độ, công tác thẩm định, thiết kế kỹ thuật chậm khi có thay đổi thiết kế.

Một số công trình của Bộ Giao thông Vận tải không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật
Đặc biệt, một số công trình giao thông còn xảy ra sự cố, không bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật, yêu cầu thiết kế, hư hỏng cục bộ xuống cấp sau một thời gian ngắn đưa vào sử dụng. Đại biểu Quốc hội cũng đã nêu và tôi đơn cử mấy dự án như là cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, hiện tượng nứt một số trụ bản mặt cầu cạn gói J2 cao tốc Bến Lức - Long Thành, hay là nứt dầm ngang trên đỉnh trụ P28, P29 của dự án cầu Vàm Cống.
Việc chậm tiến độ các dự án giao thông quan trọng khá phổ biến, thường kéo dài thêm 2 đến 3 năm hoặc nhiều hơn, làm tăng tổng mức đầu tư từ 1,5 đến 2,5 lần hoặc nhiều hơn so với tổng mức đầu tư ban đầu, làm giảm hiệu quả đầu tư. Đây là kết quả trong Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước. Các dự án công trình trọng điểm quốc gia được triển khai trải dài trên cả nước, khối lượng công việc rất lớn, trong đó có một số công việc quan trọng nhưng sự phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương chưa được tích cực và hiệu quả.
Công tác giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều khó khăn, hồ sơ quản lý chất lượng chưa đầy đủ, thiết kế bản vẽ thi công còn chưa phù hợp, phải điều chỉnh bổ sung nhiều lần, chưa kiểm tra, giám sát chặt chẽ trong quá trình thi công, công tác nghiệm thu công trình còn nhiều sai sót, vai trò, trách nhiệm và chất lượng công tác tư vấn giám sát chưa được quan tâm và đề cao đúng mức, nhất là tư vấn ở trong nước.
Trung Kiên
- ▪Thúc đẩy tiến độ, tăng giải ngân công trình trọng điểm
- ▪Triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, triển khai các công trình giao thông quan trọng quốc gia
- ▪Năm 2021, TP.HCM có hơn 300 công trình xây dựng trái phép
- ▪Ba Vì, Hà Nội: Đường giao thông liên xã Tiên Phong - Thụy An thi công kém chất lượng?
Bình luận
Nổi bật
Cẩm nang hướng dẫn hướng dẫn triển khai ESG, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tài chính bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 11:17
(CL&CS)- Sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG và lập báo cáo ESG nhằm đưa ra hướng dẫn và nâng cao năng lực cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa và các tổ chức.
Nhà đầu tư đang lựa chọn phân khúc bất động sản nào tại TP HCM?
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:22
Theo báo cáo của Property Guru, quý IV/2024, có đến 66% nhà đầu tư Hà Nội quan tâm tìm kiếm cơ hội ở thị trường phía Nam. Trong đó, số lượng nhà đầu tư tìm kiếm bất động sản tại TP HCM tăng 7% so với quý trước. Khảo sát của One Mount Group cũng cho thấy, gần 50% khách hàng Hà Nội thể hiện sự quan tâm đến phân khúc căn hộ chung cư tại đô thị lớn nhất cả nước.
Bất động sản Khu Đông Hà Nội thu hút dòng tiền của nhà đầu tư
sự kiện🞄Thứ ba, 25/03/2025, 08:21
Khu vực vùng ven và lân cận các đô thị lớn sẽ hút mạnh dòng tiền đầu tư bất động sản trong năm 2025 nhờ lợi thế giá thấp nhưng có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ, nhờ cú hích hạ tầng. Ở miền Bắc, hàng loạt dự án giao thông trọng điểm đang tăng tốc về đích và chuẩn bị khởi công đang biến phía Đông Hà Nội trở thành điểm nóng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.