"Mở luồng xanh" cho hàng hóa vào tâm dịch
(CL&CS) - Theo thông tin từ Bộ Công Thương, tính đến ngày 4/8/2021, trên địa bàn TP HCM có 100/106 siêu thị, 2.763/2.895 cửa hàng tiện lợi, 33/234 chợ truyền thống đang hoạt động.
Thành phố đã triển khai được 192 điểm bán hàng cố định, 587 điểm bán lưu động với 910 lượt xe, được phân bổ theo nhu cầu của các quận, huyện, Thành phố Thủ Đức.
Ngoài ra, Ủy ban nhân dân quận, huyện đã triển khai nhiều loại hình phục vụ mua sắm cho người dân trên địa bàn như: Phát phiếu đi mua thực phẩm tại chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi; tổ chức các điểm bán nhỏ (tại khu vực sân bóng, sân vận động, sân trường học, dọc tuyến đường...) với số lượng từ 2-15 tiểu thương/điểm, ưu tiên kinh doanh các mặt hàng thực phẩm tươi sống, rau, củ, quả, Chương trình “tình nguyện viên giúp dân đi chợ” trong và ngoài khu cách ly, khu phong tỏa, tổ chức siêu thị 0 đồng, điểm bán hàng lưu động, hình thức mua hàng có đăng ký trước (theo Combo)… đảm bảo nguyên tắt 5K của Bộ Y tế.
Trước đó, Vụ Thị trường trong nước và Tổ Công tác Đặc biệt Bộ Công Thương đã làm việc với Viettel Post và VN Post là những đơn vị vận tải chuyên nghiệp và có cơ chế đặc thù trong lưu thông hàng hóa để kết nối với Sở Công Thương TP HCM nhằm hỗ trợ triển khai công tác vận chuyển hàng hóa thiết yếu trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Đến nay, VN Post đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh thành, gồm TP HCM, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Khánh Hòa, Phú Yên triển khai trên 460 điểm bán hàng bình ổn, hàng tiêu dùng thiết yếu.
Ngoài ra, Vietnam Post cũng đang tiếp tục phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh đang áp dụng chỉ thị 15 và 16/CT-TTg còn lại gồm Đồng Nai, Cần Thơ, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Bến Tre, Hậu Giang, An Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Cà Mau, Kiên Giang tiếp tục thiết lập các điểm bán hàng bình ổn tại địa phương. Đồng thời hoàn thiện danh bạ các điểm bán hàng bình ổn trên mạng lưới bưu điện (tên điểm bán, địa chỉ, các mặt hàng, số điện thoại liên hệ) để phối hợp với Sở Công Thương, Sở Thông tin truyền thông, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên tỉnh truyền thông tới người dân được biết để đẩy mạnh hình thức mua hàng không tiếp xúc (thông qua hình thức mua hàng qua điện thoại, qua sàn Postmart.vn), giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.
Viettel Post cũng nhanh chóng vào cuộc để tổ chức gian hàng là các điểm lưu động, điểm cố định dựa trên mạng lưới của Viettel Post tại khu vực TP HCM để cung cấp hàng hóa nhanh chóng đến người dân trên địa bàn. Các điểm đăng ký cung ứng hàng hóa thiết yếu tại các Quận/Huyện (34 điểm cung ứng) tại: Quận 1, Quận 2, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 7, Quận 9, Quận 10, Quận 11, Quận 12, Quận Tân Bình, Quận Tân Phú, Quận Gò Vấp, Quận Phú Nhuận, Quận Thủ Đức, Quận Bình Thạnh, Huyện Bình Chánh và Huyện Củ Chi.
Cả 2 doanh nghiệp bưu chính lớn đều cho biết sẽ tiếp tục đẩy mạnh kênh bán hàng hóa thiết yếu trực tuyến qua các sàn thương mại điện tử Postmart và Vỏ Sò. Hiện VietnamPost lên phương án phối hợp với một số đối tác để đẩy mạnh bán hàng, tiếp nhận đơn hàng hóa thiết yếu qua điện thoại, sàn Postmart và tổ chức bưu tá chuyển phát đến tận địa chỉ người dân yêu cầu để giảm thiểu tối đa nguy cơ lây lan dịch bệnh.
Tổ công tác tiền phương Bộ Công Thương cũng đang triển khai một loạt công việc nhằm hỗ trợ tiêu thụ nông sản vào vụ thu hoạch ở các tỉnh thành phía nam, trong đó có chương trình "Trạm hạnh phúc-Chạm yêu thương". Theo đó, từ ngày 2-15/8, Viettel Post sẽ mời các nhà tài trợ, nhà hảo tâm trong cả nước quyên góp. Kế đến, từ ngày 5-19/8, các “Trạm hạnh phúc” sẽ được tổ chức tại 16 bưu cục của Viettel Post trên địa bàn TPHCM.
Người dân đang gặp khó khăn có thể đến các “Trạm hạnh phúc” đặt tại 16 bưu cục của Viettel Post để tự chọn một gói quà thực phẩm và nhu yếu phẩm thiết yếu.
Cũng thông qua chương trình kết nối hỗ trợ tiêu thụ nông sản của Tổ công tác đặc biệt, dự kiến tỉnh Long An sẽ gửi 3 tấn thanh long cho chương trình “Trạm hạnh phúc - Chạm yêu thương” để làm quà tặng người dân khó khăn tại TPHCM.
Ngoài ra, Tổ công tác tiền phương phối hợp với Sở Công Thương các địa phương đã thực hiện kết nối nguồn nông sản tới hệ thống các siêu thị như thanh long của Long An.
Đến nay, theo ghi nhận của Tổ công tác tiền phương Bộ Công Thương, thị trường các tỉnh thành phố phía Nam đã tương đối ổn định, nguồn cung được cải thiệp, cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân.
Tại Hà Nội, tình hình cung ứng hàng hóa đến nay vẫn bảo đảm. Sở Công Thương Hà Nội cũng đã có văn bản hướng dẫn các chợ, siêu thị, cửa hàng thực phẩm triển khai các giải pháp phong tỏa, xử lý khi gặp tình huống phải tạm đóng cửa do có ca lây nhiễm COVID-19, nhanh chóng bảo đảm an toàn để có thể hoạt động sớm trở lại. Chính quyền các địa phương tổ chức phân luồng, bố trí để người dân có nơi mua thực phẩm thiết yếu.
Thanh Mai
Bình luận
Nổi bật
Nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:56
(CL&CS) - Nhằm nâng cao khả năng quản lý chất lượng vật liệu xây dựng (VLXD), ngày 01/11/2024 Bộ Xây dựng đã ban hành Thông tư số 10/2024/TT-BXD như một giải pháp đảm bảo chất lượng công trình và nâng cao vị thế ngành trên thị trường quốc tế.
Tiêu chuẩn ISO 22000: Bảo vệ người tiêu dùng và xây dựng niềm tin trong chuỗi cung ứng thực phẩm
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 21:46
(CL&CS)- Việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 không chỉ đảm bảo an toàn thực phẩm mà còn mang lại nhiều lợi ích khác như nâng cao uy tín, tuân thủ pháp luật và cải tiến quy trình quản lý.
Bắc Giang hướng dẫn triển khai quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:14
(CL&CS)- Sở Xây dựng tỉnh Bắc Giang vừa có công văn hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, địa phương, các tổ chức, cá nhân triển khai thực hiện các quy định về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.