Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp địa ốc sụt giảm mạnh vì khó bán bất động sản

Thống kê hơn 100 doanh nghiệp bất động sản đại chúng đã công bố báo cáo tài chính, nhiều doanh nghiệp báo lãi giảm hoặc lỗ sau thuế sau hai quý kinh doanh chiếm hơn 54%, tăng nhẹ so với cuối quý I/2022.

Lợi nhuận lao dốc vì khó bán bất động sản

Chiếm phần lớn trong danh sách những doanh nghiệp giảm lãi sâu nhất nửa đầu năm là nhóm doanh nghiệp bất động sản kinh doanh mảng địa ốc.

Trong đó, Năm Bảy Bảy (NBB) quý II/2022 ghi nhận doanh thu đạt 93,37 tỷ đồng, giảm 76,1% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 0,41 tỷ đồng, giảm 99,7% so với cùng kỳ năm trước. Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Năm Bảy Bảy ghi nhận doanh thu đạt 169,16 tỷ đồng, giảm 69,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 1,96 tỷ đồng, giảm 98,8% so với cùng kỳ.

Trong năm 2022, Công ty dự kiến tổng doanh thu 800 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 102 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty mới hoàn thành được 1,9% kế hoạch lợi nhuận năm và cách rất xa kế hoạch năm.

Nhóm doanh nghiệp BĐS kinh doanh mảng địa ốc chiếm phần lớn trong danh sách những doanh nghiệp giảm lãi sâu nhất nửa đầu năm.

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, HUDLAND ghi nhận doanh thu đạt 11,58 tỷ đồng, giảm 75,4% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt gần 0,93 tỷ đồng, giảm 90,9% so với cùng kỳ. Theo đó, trong quý II/2022, HUDLAND ghi nhận doanh thu đạt 4,35 tỷ đồng, giảm 67,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận 471 triệu đồng, giảm 80% so với cùng kỳ năm trước.

Trong năm 2022, HUDLAND đặt kế hoạch kinh doanh với doanh thu 38,9 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế dự kiến 2,1 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc 6 tháng đầu năm, Công ty hoàn thành 44% kế hoạch lợi nhuận năm.

Hay Thuduc House (TDH) công bố BCTC quý 2 với doanh thu thuần 10 tỷ đồng, giảm mạnh 92% so với cùng kỳ. Lợi nhuận gộp chỉ còn hơn 3 tỷ. Doanh thu sụt giảm mạnh do doanh thu bán bất động sản của Thuduc House giảm từ 305 tỷ đồng quý 2/2021 xuống còn 6,5 tỷ đồng quý 2 năm nay. Doanh thu tài chính cũng giảm mạnh chỉ còn 4 tỷ đồng từ mức 216 tỷ đồng, trong khi các chi phí giảm không đáng kể. Lũy kế 6 tháng, Thuduc House ghi nhận doanh thu thuần 30 tỷ đồng và lãi sau thuế 42,6 tỷ đồng, lần lượt giảm 93% và 80% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong năm nay, Thuduc House đặt chỉ tiêu 709 tỷ đồng doanh thu và 342 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Như vậy, sau nửa năm, công ty mới đạt 4% kế hoạch doanh thu và 12,5% kế hoạch lợi nhuận cả năm.

Nhiều đơn vị lỗ đậm dù doanh thu tăng trưởng

Theo dữ liệu thống kê, 76% các doanh nghiệp lỗ sau thuế ghi nhận mức lỗ đậm hơn so với cùng kỳ, hoặc báo lỗ trong khi cùng kỳ có lãi. 

FLC cùng FLC Homes (FHH) đều báo lỗ sau thuế sau 6 tháng đầu năm. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2022, lợi nhuận sau thuế của FLC ở mức âm 1.105,6 tỉ đồng. Theo FLC, kết quả này là do công ty đang trong quá trình cơ cấu lại các mảng kinh doanh và thay đổi nhân sự lãnh đạo chủ chốt. 

Bên cạnh đó, chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp tăng do hoạt động kinh doanh nghỉ dưỡng đang mùa cao điểm, cùng với khoản lỗ 312 tỷ đồng từ mảng đầu tư hàng không. 

Lũy kế trong 6 tháng đầu năm, Licogi 14 ghi nhận doanh thu đạt 116,86 tỷ đồng, tăng 41,3% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế ghi nhận lỗ 234,36 tỷ đồng so với cùng kỳ lãi 31,4 tỷ đồng. Trong năm 2022, Licogi 14 đặt kế hoạch tổng doanh thu 569 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 254 tỷ đồng. Như vậy, với việc ghi nhận lỗ 234,36 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm, Công ty còn cách rất xa kế hoạch có lãi trong năm 2022.

Chi phí, giá vốn tăng cao cũng là nguyên nhân Licogi 14 (L14), Ocean Group (OGC) và Louis Land (BII) báo lỗ trong khi doanh thu thuần trong kỳ vẫn đạt tăng trưởng tốt và cùng kỳ năm 2021 báo lãi. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu doanh thu của cả ba doanh nghiệp này đều là từ hoạt động bán hàng hóa, tăng mạnh so với cùng kỳ. 

Những Doanh nghiệp lỗ đậm nhất trong 6 tháng đầu năm 2022. Nguồn: tổng hợp

Mặt khác, chi phí tài chính tăng vọt trong khi doanh thu thuần giảm 99% khiến Nhà Đà Nẵng (NDN) lỗ sau thuế gần 91 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi 133 tỷ đồng. Nguồn thu trong kỳ của Nhà Đà Nẵng đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ, đạt gần 1,4 tỷ đồng. Trong khi đó, doanh thu chuyển nhượng bất động sản âm gần 126 triệu đồng, trong khi cùng kỳ năm 2021 đạt 234 tỷ đồng. 

Victory Capital (PTL) lỗ sau thuế 4,7 tỷ đồng trong khi cùng kỳ lãi 17 tỷ đồng, chủ yếu do doanh thu thuần giảm 35% so với cùng kỳ. Riêng trong quý II, công ty không phát sinh doanh thu từ kinh doanh bất động sản, nguồn thu chính trong cùng kỳ. 

Còn Samland (SLD), mặc dù doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 55% so với cùng kỳ, song, do ghi nhận thêm hơn 12 tỷ đồng giảm trừ do hàng bán bị trả lại, doanh thu thuần của công ty giảm 71% và khiến công ty lỗ sau thuế 42,4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ báo lãi.

Thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm nhiều biến số

Do chịu tác động các vấn đề vĩ mô từ địa chính trị thế giới cho tới lạm phát, điều chỉnh chính sách trong nước. Qua góc nhìn, dự báo của các chuyên gia và đơn vị nghiên cứu, phân tích thị trường hàng đầu, kịch bản về thị trường bất động sản 6 tháng cuối năm 2022 đã dần hiện lên với nhiều diễn biến đáng lưu tâm.

Theo nhận định của TS Cấn Văn Lực, kinh tế trưởng BIDV, thị trường trong thời gian tới về cơ bản sẽ tốt lên khi khung pháp lý dần được hoàn thiện, đặc biệt là cho loại hình condotel, khu công nghiệp. Vấn đề vốn tín dụng cũng sẽ được tháo gỡ, trong khi kinh tế vĩ mô đang có những phục hồi rất tích cực, lạm phát được kiểm soát, giá bất động sản dần dần trở về trạng thái thực.

Vị chuyên gia cho rằng, trong 6 tháng cuối năm, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục đà phục hồi, nhờ kiểm soát tốt dịch bệnh và các hoạt động kinh tế - xã hội khởi sắc. Tăng trưởng GDP cả năm 2022 dự kiến ở mức 6 - 6,5% (kịch bản cơ sở, tăng 0,5 điểm % so với dự báo tháng 4/2022); thậm chí nhiều khả năng có thể đạt 6,5 - 7% (kịch bản tích cực).

Dự báo lạm phát cả năm ở mức 3,8 - 4,2%, có thể sẽ cao hơn mức mục tiêu 4% song đây là mức chấp nhận được trong bối cảnh lạm phát toàn cầu tăng mạnh và Việt Nam cần ưu tiên phục hồi kinh tế.

“Tôi cho rằng thị trường chỉ có thể tốt lên, tất nhiên là tốt đối với các nhà đầu tư trung - dài hạn”, TS Cấn Văn Lực dự đoán.

TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế dự báo, trong 6 tháng cuối năm, thanh khoản giảm toàn thị trường, đặc biệt giảm mạnh ở khu vực bất động sản chưa thể tạo ra dòng tiền khai thác, kinh doanh và các bất động sản giá trị lớn. Chuyên gia nhấn mạnh, việc giảm thanh khoản đã xuất hiện từ quý I nhưng đến bây giờ mới thực sự bắt đầu.

Giá sẽ giảm ở những khu vực từng sốt đất, thu hút nhiều nhà đầu tư nhưng đến hiện nay việc đầu tư hạ tầng, khai thác kinh doanh không đạt kỳ vọng và đất nền khu vực ven TP HCM.

Sang đến năm 2023, thị trường sẽ phục hồi cục bộ, xuất hiện đầu tư lướt sóng ở một số khu vực, các nhà đầu tư trung hạn bắt đầu giải ngân.

Chuyên gia Đinh Thế Hiển cho biết, sẽ có nhiều điểm sáng giúp phục hồi thị trường vào 2023. Trong đó, kinh tế Việt Nam tiếp tục phát triển dù kinh tế thể giới còn nhiều bất ổn. Hạ tầng giao thông được đầu tư mạnh, tạo động lực một số thị trường bất động sản. Đầu tư FDI tiếp tục tăng tạo động lực cho bất động sản công nghiệp và khu dân cư. Các chính sách mới ra đời giúp chuẩn hóa và minh bạch thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, tiến trình đô thị hóa vẫn phát triển tăng nhu cầu nhà ở đô thị.

Về xu thế đầu tư giai đoạn cuối năm 2022 - 2023, vị chuyên gia cho rằng du lịch có những tín hiệu tích cực nhưng chưa được nhà đầu tư quan tâm mạnh mẽ.

Thanh Xuân

Bình luận

Nổi bật

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

Nội thành “chật chội”, nhà đầu tư tiềm kiếm cơ hội tại các tỉnh lân cận?

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:48

Trong khi các đô thị trọng điểm về nhà ở như Hà Nội, TP.HCM vẫn khan hiếm dự án mới cũng là lúc nhà đầu tư tìm đến những nơi có nguồn cung dồi dào hơn đó là tại các tỉnh.

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

Lo thiếu cát cho các công trình trọng điểm, HoREA có đề xuất bất ngờ

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng nếu không có đủ nguồn cát san lấp thì các dự án trọng điểm sẽ khó hoàn thành vào năm 2025. Hiệp hội này đã có đề xuất lên Thủ tướng để giải quyết nguồn cung cát.

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

Bắc Giang yêu cầu tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 15:38

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang mới đây đã ban hành công văn về việc tăng cường công tác quản lý, phát triển cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh.