Logistics dẫn đầu nhu cầu về bất động sản

(CL&CS) - Trong nửa đầu năm 2022, mặc dù chịu nhiều tổn thất do dịch bệnh, logistics Việt Nam nhìn chung vẫn phát triển mạnh mẽ nhờ tăng trưởng tích cực của ngành thương mại điện tử. Đây được cho là yếu tố giúp nhu cầu về bất động sản của ngành này được dự đoán sẽ còn tăng mạnh trong tương lai.

Ngành logistics đang có bước tăng trưởng vượt bậc

Theo nhiều khảo sát thị trường cho thấy, ngành hậu cần kho bãi của Việt Nam đang hưởng lợi từ làn sóng phát triển của nền kinh tế quốc gia. Đặc biệt là sự kiện chuyển dịch hàng loạt của các nhà máy thuộc lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử từ các nước sang Việt Nam.

Thị trường vận tải và logistics của Việt Nam ước tính sẽ phát triển với tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) là 7% từ năm 2021 đến 2026. Chính phủ Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất (và thu hút đầu tư) bằng cách thành lập các khu công nghiệp và khu kinh tế.

Nhờ vậy, bất chấp thách thức từ đại dịch, ngành vẫn phát triển do các Hiệp định thương mại tự do (FTA), sự tăng trưởng kinh tế, sản xuất và tiêu dùng trong nước, sự bùng nổ thương mại điện tử đã mang lại những cơ hội thực sự cho ngành.

Ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội nhận xét, Việt Nam đang là điểm đến của nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất và hậu cần, đặc biệt trước sự phát triển của ngành thương mại điện tử. Điều này đi đôi với nhu cầu tăng cao về bất động sản công nghiệp chất lượng cao.

Hiện tại, nhiều doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong quá trình tìm kiếm địa điểm. Các khu công nghiệp và khu hậu cần kho bãi, đặc biệt xung quanh thành phố lớn như Hà Nội, đang có tỷ lệ lấp đầy cao, nhiều nơi đạt gần 100%. Nguồn cung bất động sản công nghiệp đang thiếu so với cầu phát triển của các doanh nghiệp.

Trong khu vực các nước ASEAN, Việt Nam vươn lên vị trí top đầu lĩnh vực logistics 

Nhu cầu của các doanh nghiệp logistics quá lớn so với nguồn cung hiện thời

Đây được cho là thời cơ tốt để các nhà đầu tư, doanh nghiệp bất động sản trong và nước đầu tư mạnh mẽ vào ngành công nghiệp Việt Nam. Nhìn chung trong thời gian qua, nguồn vốn FDI đổ vào lĩnh vực bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Nhiều nhà đầu tư đã ra sức nghiên cứu và tìm hiểu nhu cầu thị trường để cho ra các sản phẩm bất động sản phù hợp. Do đó, theo các chuyên gia dự báo, tình trạng thiếu hụt nguồn cung sẽ sớm được khắc phục trong thời gian tới.

Đầu năm 2022, nhà phát triển kho logistics quốc tế Logos Property đã liên doanh cùng Manulife Investment Management trong dự án phát triển nhà xưởng hậu cần hiện đại xây theo yêu cầu (built-to-suit) với tổng diện tích hơn 116.000m2 và trị giá trên 80 triệu USD.

Sự xuất hiện của những đơn vị quốc tế đã nâng cao chất lượng xây dựng và vận hành bất động sản công nghiệp tại Việt Nam. Hướng tới công nghiệp xanh, thân thiện với môi trường dần trở thành xu thế mới trong phát triển khu công nghiệp. Do đó, bất động sản được đầu tư xây dựng cảnh quan, không gian xanh, đồng thời tích hợp hệ thống quan lý hiện đại, thông minh là sự lựa chọn hàng đầu mà nhiều doanh nghiệp ưa chuộng.

Theo ông Matthew Powell, Việt Nam đang định hướng ngành công nghiệp theo chuỗi giá trị, tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng lớn. Ngành công nghệ cao và sản xuất bền vững đang là những lĩnh vực thu hút và ưu tiên vốn đầu tư.

Những doanh nghiệp trong lĩnh vực này thường có yêu cầu khắt khe hơn. Hoạt động của họ tại Việt Nam giúp thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp theo hướng bền vững, cùng với sự cải thiện trong trình độ tay nghề.

Tuy nhiên, với thực trạng nguồn cung hạn chế, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần có những chính sách ưu đãi dành cho các doanh nghiệp, chủ đầu tư dự án về vốn để thu hút họ cho ra các sản phẩm phục vụ cho ngành công nghiệp nói chung. Được biết, Chính sách từ Nhà nước và cơ sở hạ tầng là những nhân tố quan trọng để Việt Nam đạt được mục tiêu này.

Trên thực tế, hiện nay đã có nhiều địa phương đưa ra các ưu đãi nhằm thu hút dòng vốn đầu tư công nghiệp công nghệ cao, sạch. Thủ tục hành chính cũng là một điểm có thể cải thiện để giúp hoạt động thương mại được nhanh và gọn.

Các doanh nghiệp sẽ tìm những địa điểm có hệ thống hạ tầng giao thông hoàn thiện để đặt nhà máy, kho xưởng. Nhờ vậy, việc di chuyển hàng hóa đến các cảng, sân bay phục vụ cho hoạt động xuất khẩu hay cung cấp sản phẩm cho thị trường lớn trong nước sẽ thuận tiện hơn. Do đó, việc hoàn thiện hạ tầng giao thông sẽ tạo đòn bẩy cho sự phát triển của ngành hậu cần Việt Nam.

Đối với ngành bất động sản, điều quan trọng nằm ở nguồn cung dành cho logistics. Nhiều đơn vị phát triển dự án đã và đang làm việc với những chuyên gia trên thế giới để áp dụng những phương pháp tăng sự hiệu quả cho doanh nghiệp.

Bằng việc hoạch định các chiến lược phát triển cụ thể cùng sự nỗ lực từ phía Chính phủ và doanh nghiệp, ngành logistics của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiến những bước dài trong thời gian tới.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00

Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59

Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?

sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57

Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.