Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 15/05/2024, 19:05 PM

Loại lá quen thuộc dễ dàng bắt gặp mọc hoang bên đường này là vị thuốc quý ức chế đường huyết tăng cao, giảm đau và kháng viêm hiệu quả

Loại lá này có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe nhưng không phải ai cũng biết cách dùng.

Cây bàng là loài cây quen thuộc ở Việt Nam. Chúng thường được trồng để che bóng mát hoặc cũng có thể dễ dàng bắt gặp chúng mọc hoang ở bên đường. Tuy nhiên ít ai biết rằng lá của nó lại là một vị thuốc quý có khả năng ức chế đường huyết tăng cao hiệu quả.

Một số tác dụng tuyệt vời mà lá bàng mang lại có thể kể đến như:

Ức chế đường huyết

Bàng là loài cây quen thuộc ở Việt Nam

Bàng là loài cây quen thuộc ở Việt Nam

Lá bàng tươi có khả năng ức chế đường huyết tăng cao, bảo vệ tuyến tụy và ngăn ngừa đái tháo đường. Trong các thí nghiệm gần đây, người ta lấy dịch chiết lá bàng tươi để điều trị cho chuột bị gây đái tháo đường bằng alloxan. Sau 7 ngày điều trị, những con chuột này có mức đường huyết giảm và đồng thời giảm cân.

Hiệu quả này do nhiều cơ chế phức tạp. Loại dược liệu này giúp bảo vệ và tăng sinh tế bào b tuyến tụy (tế bào này tiết ra insulin giúp điều hòa đường huyết ổn định). Đồng thời, ức chế hiệu quả của men a-glucosidase. Đây là men chính trong quá trình thoái giáng carbonhydrate thành glucose trong máu để để làm tăng đường huyết.

Kháng viêm, giảm đau

Chiết xuất ethanol từ lá của cây bàng có tác dụng chống viêm

Chiết xuất ethanol từ lá của cây bàng có tác dụng chống viêm

Chiết xuất ethanol từ lá của cây bàng có tác dụng chống viêm trong nghiên cứu gây phù tai do 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate (TPA) gây ra ở cả mô hình động vật cấp tính và mãn tính. Quy trình phân đoạn dựa trên xét nghiệm sinh học cho thấy hoạt tính tập trung vào phần cloroform và phần này có axit ursolic và 2alpha, 3beta, axit 23-trihydroxyurs-12-en-28-oic và cũng thể hiện khả năng hoạt động chống viêm mạnh.

Kháng khuẩn, kháng nấm

Lá bàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Lá bàng có tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm

Nhiều nghiên cứu đã được tiến hành để chứng minh công dụng kháng khuẩn và kháng nấm của lá bàng tươi. Các nhà khoa học đã thử nghiệm trên nhiều chủng vi khuẩn và các loại nấm khác nhau, như Bacillus cereus, Staphylococcus aureus, Escherichia coli, K. pneumoniae, Citrobacter sp., Pseudomonas aeruginosa và nấm Candida albicans, Aspergillus. Kết quả cho thấy lá bàng tươi có hiệu quả điều trị tốt.

Dân gian thường sử dụng lá bàng tươi để điều trị viêm da cơ địa, bằng cách đắp ngoài hoặc tắm. Những nghiên cứu về công dụng kháng khuẩn và kháng nấm của lá bàng đã củng cố căn cứ cho hiệu quả điều trị viêm da cơ địa bằng loại dược liệu này.

Những tác dụng trên đây chỉ mang tính chất tham khảo, phù hợp áp dụng khi tình trạng bệnh chưa diễn biến nặng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên thăm khám và xin ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Chủ đề ngày Quốc tế hạnh phúc 2025: Hạnh phúc cho mọi người

Chủ đề ngày Quốc tế hạnh phúc 2025: Hạnh phúc cho mọi người

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:54

(CL&CS)- Sở Văn hóa và thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế hạnh phúc 20/3/2025 với chủ đề “Hạnh phúc cho mọi người”.

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm được công nhận là bảo vật quốc gia

Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm được công nhận là bảo vật quốc gia

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:54

(CL&CS) - Tối 10/3 (tức 11/2 âm lịch), tại chùa Vĩnh Nghiêm, xã Trí Yên, thành phố Bắc Giang, UBND thành phố Bắc Giang phối hợp cùng Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Bắc Giang long trọng khai mạc Lễ hội chùa Vĩnh Nghiêm năm 2025. Sự kiện đặc biệt năm nay đánh dấu cột mốc quan trọng khi Bộ tượng Tam Tổ Trúc Lâm chính thức được công nhận là bảo vật quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an tại Cố đô Huế

Lễ tế Xã Tắc cầu quốc thái dân an tại Cố đô Huế

sự kiện🞄Thứ ba, 11/03/2025, 14:52

(CL&CS) - Lễ tế Xã Tắc được tổ chức thường niên ở Huế là dịp để giới thiệu và quảng bá các lễ nghi, văn hóa cung đình Nguyễn đến đông đảo người dân và du khách.