Thứ năm, 22/02/2024, 10:41 AM

Liên tiếp phát hiện các vụ việc vi phạm trong kinh doanh phân bón

(CL&CS) - Mới đây, Đội QLTT số 6, Cục QLTT tỉnh Tiền Giang liên tiếp kiểm tra, xử lý 2 vụ kinh doanh phân bón giả, không đảm bảo chất lượng, vi phạm nhãn, thu phạt gần 100 triệu đồng.

Thông tin từ Cục QLTT tỉnh Tiền Giang, ngày 27/12/2023, Đoàn kiểm tra liên ngành 389/TG do Đội QLTT số 6 chủ trì kiểm tra đột xuất 02 hộ kinh doanh phân bón tại các huyện Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tiền Giang.

Thực tế kiểm tra, các cơ sở này buôn bán phân bón có nhãn không ghi đủ nội dung bắt buộc phải thể hiện theo tính chất hàng hóa. Đoàn kiểm tra lấy 03 mẫu phân bón gửi thử nghiệm chất lượng. Kết quả, có 02 mẫu không đảm bảo chất lượng và 01 mẫu là hàng giả.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở vi phạm.

Lực lượng chức năng kiểm tra tại cơ sở vi phạm.

Đội QLTT số 6 hoàn chỉnh hồ sơ trình và vào các ngày 31/01, 02/02/2024, Cục trưởng Cục QLTT tỉnh Tiền Giang và Chủ tịch UBND tỉnh đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 02 cơ sở về các hành vi vi phạm nêu trên tổng cộng gần 100 triệu đồng.

Tổng trị giá lô hàng vi phạm gần 200 triệu đồng. Đến thời điểm hiện tại, các hộ kinh doanh đã thực hiện xong Quyết định xử phạt.

Chỉ trong gần 2 tháng đầu năm 2024, Đội QLTT số 6 thuộc Cục QLTT tỉnh Tiền Giang đã kiểm tra 8 vụ, phát hiện vi phạm và xử lý 5 vụ, thu phạt gần 200 triệu đồng; đang hoàn chỉnh hồ sơ xử lý 1 vụ, còn 2 vụ đang chờ kết quả thử nghiệm mẫu.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mỗi năm nông dân tiêu thụ trên 10 triệu tấn phân bón từ hơn 1.000 cơ sở sản xuất. Trong đó, 30-50% là phân bón giả, kém chất lượng. Từ số liệu trên cho thấy, phân bón giả, kém chất lượng đã hoang phí biết bao tiền bạc, mồ hôi của người nông dân đổ xuống ruộng, biết bao gia đình không thể vượt qua cảnh nghèo túng, bao nhiêu diện tích đất đai cằn cỗi thêm mỗi mùa vụ.

Cũng theo các chuyên gia, người nông dân rất khó phân biệt được phân bón giả, kém chất lượng khi căn cứ trên bao bì, nhãn mác vì chỉ nhìn cảm quan thì phân bón giả, kém chất lượng cũng có đầy đủ logo thương hiệu, hàm lượng các chất đầy đủ. Chỉ khi sử dụng phân bón sau vài tháng, đánh giá hiệu quả sử dụng, người dân mới có thể biết hàng giả, hàng thật.

Nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, lực lượng chức năng tiếp tục tăng cường công tác quản lý địa bàn, thu thập thông tin kịp thời kiểm tra, kiểm soát thị trường, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm không đảm bảo chất lượng hàng hóa, hàng giả đối với mặt hàng thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y,… góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Trúc Anh

Bình luận

Nổi bật

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

Khởi động chuỗi chương trình sinh nhật “35 năm Saigon Co.op - niềm tin gắn kết”

sự kiện🞄Thứ hai, 29/04/2024, 13:56

(CL&CS) - Ngày 27/4/2024, Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP.HCM (Saigon Co.op) tổ chức lễ khởi động chương trình khuyến mãi “Niềm tin gắn kết”, đánh dấu bước khởi đầu cho chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 35 năm thành lập đơn vị.

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

Tăng sức cạnh tranh, chống hàng giả từ truy xuất nguồn gốc hàng hoá

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Thời gian qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý nhiều vụ việc về hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ… nên những giải pháp về truy xuất nguồn gốc được khuyến nghị thực hiện nhằm bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

Nguyên tắc “một bước trước - một bước sau” trong truy xuất nguồn gốc hàng hóa

sự kiện🞄Thứ sáu, 19/04/2024, 15:09

(CL&CS) - “Một bước trước- một bước sau” là nguyên tắc truy xuất nguồn gốc mà tổ chức, cá nhân phải lưu giữ thông tin để bảo đảm khả năng giám sát, nhận diện được công đoạn sản xuất, kinh doanh trước và công đoạn sản xuất, kinh doanh tiếp theo trong quá trình sản xuất, kinh doanh đối với một sản phẩm được truy xuất nguồn gốc...