Thứ sáu, 18/06/2021, 11:54 AM

Lần đầu tiên Việt Nam nhập siêu điều

(CL&CS) - Nhập khẩu điều 5 tháng tăng gần 300% về lượng và giá trị khiến ngành điều lần đầu tiên rơi vào tình thế nhập siêu.

Lần đầu tiên ngành điều Việt Nam phải nhập siêu. Ảnh minh họa

Lần đầu tiên ngành điều Việt Nam phải nhập siêu. Ảnh minh họa

Theo thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam (VINACAS), 5 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu điều tăng ở mức 3 con số cả về lượng và giá trị, đáng chú ý, nhập khẩu điều từ Campuchia tăng đến hơn 500% về giá trị. Nhập khẩu tăng cao bất thường khiến lần đầu tiên ngành điều rơi vào tình thế nhập siêu với hơn 1 tỷ USD.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt hơn 1,4 triệu tấn, tương đương giá trị hơn 2,2 tỷ USD, tăng hơn 247% về lượng và tăng 281% về kim ngạch xuất khẩu so với cùng kỳ năm 2020. Giá nhập khẩu điều trung bình đạt 1.655 USD/tấn, tăng gần 17% so với cùng kỳ năm trước.

Cụ thể, Campuchia, Tanzania và Bờ Biển Ngà là 3 thị trường cung cấp hạt điều chính cho Việt Nam trong 5 tháng đầu năm với 86% thị phần. Lý giải về việc tăng mạnh nhập khẩu hạt điều thô từ Campuchia, theo các doanh nghiệp là do có thể dễ dàng vận chuyển bằng đường bộ về Việt Nam trong bối cảnh việc vận chuyển bằng đường biển từ châu Phi vẫn đang gặp khó.

Ông Đặng Hoàng Giang - Tổng Thư ký VINACAS cho biết, đây là một khối lượng nhập khẩu kỷ lục từ trước đến nay được ghi nhận từ Campuchia, bởi số lượng 5 tháng đầu năm 2021 đã vượt nhập khẩu cả năm 2020 (216.330 tấn) và cả năm 2019 (175.000 tấn). Hiệp hội cũng bất ngờ về sự tăng trưởng bất thường về nhập khẩu điều từ Campuchia cũng như rà soát lại trong các doanh nghiệp hội viên và làm việc với hải quan để làm rõ số liệu từ Campuchia.

Ở chiều ngược lại, khối lượng hạt điều xuất khẩu tháng 5/2021 ước đạt 55 nghìn tấn, với giá trị 339 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 5 tháng đầu năm 2021 đạt 216 nghìn tấn và 1,29 tỷ USD, tăng 18,3% về khối lượng và tăng 4,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.

Các chuyên gia đầu ngành nhận định, Campuchia không chỉ đang là thị trường cung cấp nguyên liệu điều chủ lực cho các doanh nghiệp chế biến điều ở Việt Nam, mà còn bán trực tiếp cho nhiều thương nhân Hàn Quốc, Trung Quốc. Ngoài ra, Campuchia cũng đang hướng tới tăng năng suất chế biến điều xuất khẩu thay vì xuất khẩu nguyên liệu điều thô.

Bên cạnh đó các quốc gia châu Phi, nơi mà nguồn điều thô nhập khẩu truyền thống lâu nay của Việt Nam hiện nay cũng có xu hướng giữ lại nguồn nguyên liệu và chuyển hướng xây dựng công nghiệp chế biến điều tại chỗ.

Trước thực trạng này, nhiều ý kiến cho rằng, việc mở rộng diện tích trồng điều ở những vùng có điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp không những giúp được ngành điều tự chủ hơn về nguyên liệu mà còn tạo thêm việc làm và thu nhập cho bà con nông dân. Ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh chiến lược phát triển vùng nguyên liệu trong nước, rất cần thêm những dự báo tác động của thị trường quốc tế đối với ngành điều nhằm giúp doanh nghiệp có thông tin kịp thời, chính xác phục vụ sản xuất chế biến, xuất khẩu tốt hơn và tránh được các rủi ro thị trường.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 14:11

(CL&CS) - Vừa qua, tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình tổ chức Diễn đàn nông nghiệp chủ đề: “Khuyến nông gắn với du lịch nông nghiệp, tăng trưởng xanh và phát triển bền vững”.

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.