Kinh tế đêm: Đòn bẩy để gia tăng giá trị bất động sản

Bên cạnh cơ sở hạ tầng, tuyến giao thông huyết mạch… những yếu tố được cho là “cú hích” thúc đẩy giá trị bất động sản tăng cao thì kinh tế ban đêm cũng được đánh giá là đòn bẩy giúp thị trường tạo hấp lực khổng lồ.

 

Thời điểm “vàng” để kích hoạt

Tiềm năng gia tăng giá trị bất động sản chưa có điểm dừng tại các khu vực có hoạt động kinh tế về đêm sầm uất. Không những vậy, điều này còn đóng góp rất lớn vào công cuộc phát triển nền kinh tế chung của vùng.

Không riêng các đô thị trung tâm như Hà Nội và TP.HCM, hiện nhiều địa phương trong cả nước đang hiện thực hóa quyết tâm bật dậy kinh tế ban đêm như Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Phan Thiết (Bình Thuận), Quảng Ninh…

Lĩnh vực du lịch được chú trọng đầu tư, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh du lịch, kéo dài ngày lưu trú, mức chi tiêu trung bình và sự hài lòng của du khách... Hiện nay, hầu như các sản phẩm bất động sản nghĩ dưỡng đều được ưa chuộng cho hoạt động đầu tư kinh doanh hoặc cho thuê.

Thúc đẩy kinh tế đêm phát triển có thể giúp khu vực nào đó trở nên nhộn nhịp, hoạt động mua bán cũng diễn ra sôi động. Đây là một khái niệm không còn xa lạ ở nhiều quốc gia trên thế giới, bao hàm các hoạt động kinh doanh dịch vụ từ 18h00 tối hôm trước đến 6h00 sáng hôm sau, như ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, các chương trình giải trí, lễ hội, sự kiện, các điểm du lịch chỉ mở cửa vào ban đêm. Hiện nay, phát triển kinh tế đêm đang được TP.HCM xác định là một giải pháp chiến lược để thúc đẩy sự phục hồi cho ngành du lịch của thành phố sau đại dịch.

Tại Hà Nội, các hoạt động vui chơi chỉ diễn ra đến nửa đêm tại các khu vực công cộng như phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm. Còn tại “thủ phủ du lịch” miền Trung như Đà Nẵng thì hầu hết hàng quán, khu vui chơi, chợ đêm đều đóng cửa từ khoảng 22h00.

Bên cạnh đó, giá cả tại các khu vực có hoạt động kinh tế đêm nổi trội cũng tăng “nghẹt thở”. Giá đất tại đường Nguyễn Huệ và khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm nhiều năm qua không dưới một tỷ đồng cho mỗi mét vuông. Mức giá tại đường Bùi Viện cũng rục rịch xoay quanh mốc 1 tỷ đồng/m2… Kinh tế đêm đã thực sự trở thành đòn bẩy giúp gia tăng giá trị bất động sản.

Các chuyên gia nhận xét chính sự thành công này đã thúc đẩy TP.HCM lập đề án quy hoạch 22 đường ở trung tâm thành phố đi bộ trong những năm tới, giúp hạn chế xe vào nội đô, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế đêm.

Tại một số điểm du lịch, sản phẩm đi kèm vẫn chưa có nét đặc sắc thu hút khách du lịch

Sản phẩm chưa đủ hấp dẫn khách du lịch

Nếu nhìn ra nước ngoài, nhiều thành phố du lịch lớn ở Thái Lan, Malaysia, Singapore... sản phẩm du lịch về đêm đã phát triển từ nhiều năm qua và du khách Việt rất thích khám phá. Chúng ta có thể học hỏi mô hình phát triển kinh tế đêm của nước bạn nhưng phải có nét đặc trưng riêng của bản địa, điểm đến. Tuy nhiên, nhìn nhận về thực trạng sản phẩm du lịch tại các điểm nghỉ dưỡng của nước ta vẫn chưa được gọi là đặc sắc để thu hút khách hàng.

Tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, trước dịch Covid-19, việc phát triển kinh tế ban đêm chỉ gói gọn với 4 khu chợ đêm. Đến nay, ngoại trừ chợ đêm Yến Sào thì 3 chợ đêm còn lại không còn hoạt động. Thành phố biển này thu hút đông du khách quốc tế, nhưng các dịch vụ giải trí như: bar club, vũ trường cũng chỉ đếm trên đầu ngón tay, thậm chí ngay cả karaoke cũng khá ít.

Thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam được xem là trung tâm du lịch của miền Trung nhưng cũng thiếu hẳn sản phẩm du lịch về đêm. Du khách đến Hội An vào ban đêm, ngoài ngắm phố cổ, xem biểu diễn thực cảnh "Ký ức Hội An", đi dạo chợ đêm hoặc vào các quán bar thì không còn chỗ vui chơi hấp dẫn khác. Nguyên nhân là do những hạn chế về quy định giờ giấc, cơ chế, chính sách liên quan đến an ninh, trật tự xã hội.

Hơn nữa, tại các khu nghỉ dưỡng biển dường như vẫn đang giậm chân tại chỗ với điệp khúc tắm biển - ăn hải sản và về phòng nghỉ. Nhiều du khách khi đến Bà Rịa - Vũng Tàu có chung cảm nhận, phố biển còn nghèo nàn dịch vụ giải trí về đêm. Sau một ngày “rong ruổi” ở các điểm du lịch như ngọn hải đăng, tượng Chúa Kitô, Thích Ca Phật đài và ngụp lặn biển ở Bãi Sau, thì từ khoảng 22 giờ, du khách chỉ còn về khách sạn, nhà nghỉ vì hầu hết hoạt động vui chơi, nhà hàng, cà phê đều từ chối tiếp khách.

Thiếu sức thu hút từ các sản phẩm du lịch cũng khiến du khách quốc tế, là những người yêu thích hoạt động dịch vụ về đêm, ít lựa chọn phố biển Vũng Tàu làm điểm dừng chân. Lượng khách này đến Bà Rịa - Vũng Tàu khá khiêm tốn, chỉ khoảng 200.000 - 300.000 lượt mỗi năm.

Nhìn chung, kinh tế ban đêm tác động rất lớn đến thị trường bất động sản du lịch và cả thương mại khi nó giúp tăng thời gian lưu trú và mức chi tiêu mỗi ngày của khách du lịch, tạo cơ hội phát triển loại hình giải trí, trung tâm mua sắm, ẩm thực, giải trí, cách hoạt động vui chơi.

Tuy nhiên, trước tiên cần có quan điểm định hướng rõ ràng về xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý điều chỉnh hoạt động kinh tế ban đêm để hạn chế tối đa tệ nạn xã hội. Theo đó, cơ chế chính sách phát triển, quản lý kinh tế đêm phải được xây dựng trên cơ sở làm rõ hiện trạng, nguyên nhân, những trở ngại và thuận lợi của kinh tế ban đêm. Xây dựng các cơ chế, chính sách cho phát triển kinh tế ban đêm không nhất thiết phải theo hướng hỗ trợ, ưu đãi về tài chính, mà cần xây dựng cơ chế, chính sách ổn định, phù hợp, nới lỏng hơn để khuyến khích các cá nhân, doanh nghiệp tham gia đầu tư phát triển.

Kim Yến

Bình luận

Nổi bật

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

Đầu tư gần 3.000 tỷ đồng xây dựng kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:42

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1426/QĐ-TTg ngày 19/11 về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu Công nghiệp Đồng Văn VI, tỉnh Hà Nam.

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

Thị trường đất nền: Sở hữu tiềm năng tăng giá, nhà đầu tư đồng loạt quay trở lại

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo các chuyên gia đánh giá, thị trường đất nền "hút khách" trở lại do chịu tác động mạnh từ hai yếu tố. Thứ nhất là xu hướng tăng giá mạnh của phân khúc căn hộ chung cư đã đẩy một bộ phần nhà đầu tư chuyển dịch sang đất nền. Thứ hai là quy định cấm phân lô bán nền sẽ làm khan hiếm nguồn cung.

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

Thị trường chung cư tại Hà Nội: Giá tăng nhanh nhưng chỉ là “cú sốc tạm thời”, bước đầu cho một chu kỳ mới?

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 14:30

Theo ông Trần Quang Trung - Giám đốc phát triển kinh doanh OneHousing, giá căn hộ tại Hà Nội tăng nhanh trong thời gian ngắn có thể gây ra phản ứng “sốc tạm thời” nhưng trong chặng đường tới năm 2030 thì đây mới chỉ là sự khởi đầu cho một chu kỳ tăng trưởng mới.