Tăng trưởng của các ngành sản xuất đang bị kéo xuống mức thấp
(CL&CS) - VDSC vừa hạ dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 4,0% khi nhận thấy do các biện pháp chống dịch chặt chẽ các hoạt động kinh tế mất đà tăng trưởng.
Sau một nhịp lặng, đại dịch trên thế giới lại trồi lên với biến thể Delta Covid-19 và số ca nhiễm tăng lên và nó sẽ cản trở đà phục hồi kinh tế.
Trong nước, làn sóng dịch thứ 4 kéo dài từ cuối tháng 4 đến nay vẫn đang tiếp tục lan rộng.
Đã có 33/63 tỉnh và thành phố có nguy cơ lây nhiễm rất cao hoặc cao từ Covid-19 hiện đang thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đối với các hoạt động không thiết yếu, việc đi lại và di chuyển không cần thiết theo Chỉ thị của chính phủ 16+, 16 hoặc 15.
Theo quan sát của Công ty Chứng khoán Rồng Việt VDSC, do các biện pháp chống dịch chặt chẽ đang thực hiện khiến tăng trưởng của các ngành sản xuất đang bị kéo xuống mức thấp và đà tăng trưởng đã đạt được trong nửa đầu năm 2021 của các hoạt động kinh tế đang mất đi.
Hiện các ngành kinh tế chỉ hoạt động dưới 60% công suất. Thu nhập hộ gia đình và tiềm lực của doanh nghiệp đang bị bào mòn, chuỗi cung gián đoạn.
Ở 19 tỉnh thành phía Nam đang thực hiện giãn cách, các nhà máy chỉ được hoạt động theo mô hình vừa sản xuất vừa cách ly với một trong 2 lựa chọn: “3 tại chỗ” hoặc “2 điểm đến 1 cung đường”.
Nhưng 2 mô hình sản xuất này chỉ hiệu quả đối với các doanh nghiệp nhất định và tùy thuộc vào quy mô công ty và khả năng tổ chức hoạt động sản xuất của họ.
“Chúng tôi ước tính ít nhất 70% doanh nghiệp sản xuất ở miền Nam phải trì hoãn việc sản xuất của họ ngay khi lệnh phong tỏa có hiệu lực. Ngoài ra, các công ty có thể hoạt động theo mô hình sản xuất và kiểm dịch cũng phải chịu chi phí vận hành rất lớn và giảm 40-50% công suất”, VDSC phân tích.
Các biện pháp nghiêm ngặt chống Covid-19 hiện đang mang đến nhiều nguy cơ đối với hoạt động logistic và chuỗi cung ứng và tiến độ đầu tư công có thể không như mong muốn.
VDSC nhấn mạnh: tầm quan trọng của lưu lượng máu trong cơ thể con người cũng giống như lưu lượng vận chuyển hàng hóa đối với nền kinh tế của một quốc gia vậy. Do các hạn chế đi lại của từng địa phương khác nhau, các công ty logistic ngày càng lo ngại về việc tăng chi phí và thời gian cần thiết cho các tài xế xe tải vận chuyển hàng hóa.
Trong khi đó, việc chậm trễ vận tải đường bộ và đóng cửa nhà máy cũng gây áp lực lớn lên hoạt động của cảng, tác động tiêu cực đến hoạt động xuất nhập khẩu. Và chuỗi cung ứng đã bị gián đoạn nghiêm trọng.
Khảo sát của IHS Markit đã chỉ ra trong tháng 7/2021 mức độ chậm trễ giao hàng cao nhất kể từ khi cuộc khảo sát bắt đầu hơn một thập kỷ trước.
Các ngành du lịch, khách sạn và hàng không gần như đi vào bế tắc, các ngành dịch vụ và xây dựng khác cũng chịu gánh nặng hậu quả nặng nề. VDSC nhận định.
VDSC cho rằng triển vọng kinh tế nửa cuối năm sẽ phụ thuộc vào hiệu quả của việc ngăn chặn dịch bệnh và tiến độ tiêm vắc xin. Và nếu quý 4/2021, nếu không có các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ hơn thì hoạt động kinh tế sẽ phục hồi ở mức thấp.
VDSC lo ngại triển vọng kinh tế sẽ trở nên tồi tệ trước khi phục hồi mạnh mẽ. Các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh chặt chẽ tiếp tục ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu dùng và đầu tư, gây ảnh hưởng tiêu cực tới năng lực sản xuất.
Theo đó, VDSC đã điều chỉnh dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam xuống 4,0% (trước đây VDSC dự báo là 5,6%).
“Nếu các biện pháp thắt chặt tiếp tục kéo dài sau tháng 8, dự báo của chúng tôi có thể tiếp tục suy giảm”, VDSC cho biết.
Nếu việc hoàn thành mục tiêu vắc-xin nhanh hơn và các hỗ trợ chính sách kịp thời sẽ làm giảm nguy cơ suy giảm kinh tế.
Dự báo cho năm 2022, VDSC đưa ra giả định Việt Nam sẽ đạt được tình trạng “Bình thường mới” - khi 70% dân số hoàn thành việc tiêm chủng - và hầu hết các ngành kinh tế mở cửa trở lại, GDP của Việt Nam sẽ tăng 6,5% vào năm 2022.
Tuy nhiên mọi việc đều phụ thuộc vào diễn biến dịch bệnh. Do khả năng xảy ra các làn sóng Delta và các biến thể mới sẽ đi kèm cùng các biện pháp kiểm soát dịch bệnh là một rủi ro rõ rệt vào năm 2022, sự phục hồi sẽ còn khó khăn và tương đối chậm đối với một số lĩnh vực như du lịch, lữ hành và bán lẻ.
Hà Linh Lan
- ▪Bình Phước thu hồi 4.194ha đất vì mục đích quốc phòng, an ninh và phát triển kinh tế - xã hội
- ▪Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 được dự báo giảm
- ▪Hà Tĩnh sắp có dự án nghỉ dưỡng 330 tỷ tại Khu Kinh tế Vũng Áng
- ▪Chính phủ thống nhất chưa điều chỉnh mục tiêu, chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00
(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...
Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%
sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59
(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.