Khơi dậy nội lực doanh nghiệp, tạo đà bứt phá

(CL&CS) - Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA) cho biết, 2 tháng đầu năm 2024, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tuy đã có những dấu hiệu khởi sắc, nhưng vẫn phải đối mặt với những khó khăn, tồn đọng cần được tiếp tục giải quyết. Đồng thời, cần tiếp tục những giải pháp hỗ trợ để khơi dậy nội lực của doanh nghiệp, tạo đà bứt phá trong năm 2024.

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA).

Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TPHCM (HUBA).

Ông đánh giá như thế nào về tình hình “sức khỏe” của doanh nghiệp trong năm 2024?

Qua khảo sát nhanh, nhiều doanh nghiệp cho biết đã có dấu hiệu khởi sắc về xuất khẩu trong năm 2024. Một số doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày đơn hàng đã quay trở lại và một số doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng truyền thống như gạo, trái cây, thủy hải sản… đơn hàng ghi nhận tăng. Điều này đem lại hy vọng về sự khởi sắc cho doanh nghiệp. Đặc biệt, việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2023 tăng cao so với năm 2022 và tiếp tục được đẩy mạnh trong năm 2024 được xem là cứu cánh cho doanh nghiệp. Và những kỳ vọng vào các chính sách kích cầu, giảm thuế GTGT tiếp tục được duy trì...

Tuy nhiên, số doanh nghiệp này nằm chủ yếu ở lĩnh vực dệt may, mặt hàng thiết yếu và các đơn hàng chỉ mang tính ngắn hạn cho các dịp lễ, tết và là hàng tiêu dùng thường xuyên. Với các nhóm hàng tiêu dùng dài hạn như đồ gỗ, nội thất… nhu cầu chưa trở lại như trước.

Trong khi tình hình thị trường thế giới vẫn tiếp tục diễn biến bất ổn, sức cầu chưa tăng, cộng thêm khủng hoảng Biển Đỏ làm gia tăng chi phí vận chuyển đẩy thêm khó khăn cho doanh nghiệp. Với thị trường nội địa, dù thị trường TPHCM nói riêng và cả nước nói chung đã có chuyển biến sau hàng loạt chính sách giảm thuế, kích cầu, khuyến mãi nhưng chưa bền vững, dễ khựng lại. Do đó, các doanh nghiệp không được chủ quan và cần có những chính sách ứng phó kịp thời.

Trước tình hình trên doanh nghiệp cần cải thiện điều gì để phát triển, thưa ông?

Tôi cho rằng, trong năm nay, những thị trường truyền thống xuất khẩu vẫn còn yếu. Do đó, doanh nghiệp cần mở rộng thêm ở các thị trường khác như thị trường ngách ở khu vực Nam Mỹ, Trung Đông hay thị trường đông dân Ấn Độ để bù đắp. Với nông nghiệp, cần tiếp tục phát huy thế mạnh của những mặt hàng nông sản đã được “lên ngôi” của năm 2023.

Doanh nghiệp không nên chủ quan mà cần phải đi vào chiều sâu như quy hoạch vùng trồng, phát triển bền vững và không phụ thuộc quá nhiều vào một vài thị trường lớn. Vấn đề sản xuất chế biến sâu của ngành cũng cần đặc biệt chú ý để nâng cao giá trị. Doanh nghiệp cũng cần tận dụng cơ hội thị trường yếu lúc này để đầu tư máy móc và công nghệ với chi phí thấp nhằm chuyển dịch cơ cấu theo hướng “xanh hóa” vốn trở thành tiêu chuẩn, hàng rào kỹ thuật của một số thị trường nhập khẩu. Để làm được điều này, doanh nghiệp rất cần Nhà nước đưa ra các chính sách, chương trình hỗ trợ chuyển đổi số, chuyển đổi xanh để đón đầu khi thị trường phục hồi.

Với thị trường bất động sản, nhà đầu tư nên chọn lọc lại phân khúc đầu tư, chú ý phát triển nhà ở thương mại cho tầng lớp trung lưu, đặc biệt là nhà ở xã hội với nhu cầu khá lớn. Với phân khúc đầu tư này, cần “chính sách kép” hỗ trợ các doanh nghiệp về thủ tục đầu tư nhanh chóng và nguồn vốn. Người mua nhà phân khúc này cũng cần được vay với lãi suất mềm, thời gian góp vốn kéo dài.

Với vai trò của mình, HUBA có những giải pháp hỗ trợ và đồng hành với doanh nghiệp trong thời gian tới ra sao thưa ông?

Trong năm 2023, HUBA đã xây dựng được các chương trình kết nối, hỗ trợ doanh nhân, doanh nghiệp linh hoạt bằng nhiều phương pháp nắm bắt kịp thời tình hình khó khăn. Cụ thể, HUBA tập hợp gửi chính quyền TPHCM 133 kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong năm 2023 cho nhiều doanh nghiệp. Nhờ đó nhiều điểm nghẽn kéo dài đã chuyển biến tích cực hơn, nhiều dự án của kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 được đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện.

Tiếp tục đồng hành với cộng đồng doanh nghiệp, ngay trong những ngày đầu năm 2024, HUBA và Công ty Đầu tư Tài chính Nhà nước TPHCM (HFIC) đã ký kết thỏa thuận hợp tác hỗ trợ vốn vay với lãi suất ưu đãi cho doanh nghiệp. Theo đó, về phía HUBA sàng lọc và giới thiệu doanh nghiệp tiềm năng, đáp ứng đủ điều kiện cho vay của HFIC. HFIC cam kết hướng dẫn doanh nghiệp trong HUBA thực hiện hồ sơ, thủ tục vay vốn để sớm thực hiện các dự án đầu tư.

Ngoài ra, Hiệp hội cũng kết nối với các đối tác bên ngoài để đẩy mạnh xúc tiến đầu tư. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông TPHCM để tuyên truyền, quảng bá các chủ trương, chính sách tới cộng đồng doanh nghiệp, mở ra những kênh thông tin đầy đủ, rõ ràng cho doanh nghiệp...

Xin cảm ơn ông!

Theo Tạp chí Hải quan

Bình luận

Nổi bật

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

Người Việt Nam đầu tiên được mời đào tạo và diễn thuyết về AI tại hội nghị quốc tế của ASQ: Được nhận visa nhân tài của Mỹ, khách mời quen thuộc của Shark Tank Việt Nam

sự kiện🞄Chủ nhật, 28/04/2024, 16:13

Anh từng chia sẻ, gia đình anh trước đây rất khó khăn, bản thân anh cũng là người đầu tiên trong nhà có cơ hội đi học đại học.

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

Phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam với mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 14:09

(CL&CS) - Ngày 26/4/2024, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch xây dựng Quốc gia đã diễn ra Hội thảo “Tiềm năng phát triển năng lượng phi truyền thống ở Việt Nam” do Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản phối hợp cùng Công ty TNHH Dịch vụ triển lãm SES Việt Nam tổ chức, Hội thảo đã tập trung vào hai dạng năng lượng chính: khí hóa than ngầm và năng lượng địa nhiệt.

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

ĐHCĐ VINAMILK: Cổ đông quan tâm về chiến lược thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 08:19

(CL&CS) - Ngày 25/4/2024, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (“Vinamilk”) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (“ĐHĐCĐ”) năm 2024. Theo đó, dựa trên kỳ vọng tình hình vĩ mô cải thiện trong năm 2024, công ty đặt mục tiêu tăng trưởng 4,4% về doanh thu và 5% về lợi nhuận trước thuế. Bên cạnh đó, chiến lược đổi mới về thương hiệu, sản phẩm và phát triển bền vững của Vinamilk cũng được cổ đông quan tâm.