Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương sẽ đổi tên thành KSB

(CL&CS) - Đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 của CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (Bimico) đã thông qua việc đổi tên công ty thành CTCP KSB. KSB cũng là mã cổ phiếu của công ty niêm yết tại HOSE từ 20/1/2010.

KSB vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

KSB vừa tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên 2024 vào cuối tháng 5.

Nhiều lần đổi tên

Lãnh đạo công ty cho biết, được thành lập vào ngày 13/1/1993, qua hơn 30 năm hoạt động, công ty đã nhiều lần đổi tên cho phù hợp tình hình và loại hình hoạt động, tên công ty tại thời điểm hiện tại là CTCP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi với định hướng phát triển của công ty trong giai đoạn mới, đưa công ty trở thành một doanh nghiệp có thế mạnh hàng đầu trong một số lĩnh vực, đáp ứng mục tiêu tăng trưởng bền vững, trường tồn.

Theo đó, tên công ty hiện nay là Công ty Cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (tiếng Anh là Bình Dương Mineral and Construction Joint Stock Company) với tên viết tắt là Bimico.

Tên công ty sau khi thay đổi là Công ty Cổ phần KSB (tiếng Anh là KSB Join Stock Company) với tên viết tắt là KSB.

Được biết, tiền thân của KSB là doanh nghiệp Nhà nước tại tỉnh Sông Bé (nay là Bình Dương) được thành lập ngày 13/1/1993. Tháng 5/2006, công ty được cổ phần hóa với vốn điều lệ 70 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 51%. Nhà nước đã thoái vốn khỏi KSB từ 26/2/2016.

Hiện nay, vốn điều lệ của KSB là 1.148 tỷ đồng, tương ứng 114.779.103 cổ phiếu. Trong đó, cổ đông lớn là CTCP DRH Holdings đang nắm 34.198.537 cổ phiếu, tỷ lệ 29,88%. Được biết, ông Phan Tấn Đạt là Chủ tịch HĐQT của KSB và DRH Holdings.

Sở hữu nhiều mỏ đá trữ lượng lớn

Hoạt động kinh doanh chính của KSB xoay quanh 3 lĩnh vực chính: khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển bất động sản khu công nghiệp.

KSB có chiến lược hoạt động trung và dài hạn: Khai thác, chế biến khoáng sản là chủ lực, cốt lõi. KSB đang sở hữu quyền khai thác khoáng sản tại 4 mỏ đá, 1 mỏ đất sét và 2 mỏ cao lanh. Công ty sẽ duy trì và củng cố các mỏ hiện có, tìm kiếm phát triển mỏ mới.

Mỏ đá Tân Mỹ (ấp 1, Tân Mỹ, Bắc Tân Uyên, Bình Dương) có giấy phép đến 28/8/2029 với diện tích cấp phép 40,96 ha, đã đưa vào khai thác 29,5 ha. Mỏ đá có trữ lượng 22 triệu m3 nguyên khối, công suất 1,5 triệu m3 nguyên khối/năm.

Mỏ đá Phước Vĩnh (KP3, Phước Vĩnh, Phú Giáo, Bình Dương) có diện tích cấp phép 29,62ha trữ lượng 6 triệu m3, công suất 1,2 triệu m3/năm. Giấy phép hết hạn từ 13/1/2023, công ty đang chờ quyết định về quy hoạch khai thác khoáng sản của tỉnh Bình Dương được phê duyệt. Sau đó, KSB tiến hành thực hiện hồ sơ thăm dò xin xuống sâu và mở rộng. Hiện mỏ đá Phước Vĩnh đang ở cote -20m, sẽ xin xuống sâu đến cote -70m và mở rộng diện tích thêm 25ha.

Mỏ đá Tam Lập 3 (Phú Giáo, Bình Dương) vừa được cấp phép vào 13/4/2024 với tổng trữ lượng khai thác nguyên 10,7 triệu m3 đá nguyên khối, công suất khai thác 1 triệu m3 nguyên khối/năm.

Mỏ đá Thiện Tân 7 (Tân Hiền, Ông Hường, Thiện Tân, Vĩnh Cữu, Đồng Nai) với diện tích 12,26ha, trữ lượng 5,3 triệu m3, giấy phép đến 29/1/2035.

Năm 2023, công ty khai thác được 2.030.435 tấn đá xây dựng với doanh thu 313 tỷ đồng và 138 tỷ đồng lợi nhuận.

Biểu đồ doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của KSB giai đoạn 2008-2023 và kế hoạch 2024 (đvt: tỷ đồng). Kế hoạch doanh thu 2024 gồm doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác.

Biểu đồ doanh thu thuần và lợi nhuận trước thuế hợp nhất của KSB giai đoạn 2008-2023 và kế hoạch 2024 (đvt: tỷ đồng). Kế hoạch doanh thu 2024 gồm doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, doanh thu khác.

Tăng vốn điều lệ thêm 492 tỷ đồng

Năm 2023, công ty ghi nhận 529 tỷ đồng doanh thu thuần và 105 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, giảm lần lượt 38,4% và 42,8% so với năm 2022. Lợi nhuận sau thuế ghi nhận 74 tỷ đồng, lãi cơ bản trên cổ phiếu ở mức 802 đồng.

Sau khi chi cho quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, phúc lợi, thù lao và ngân sách hoạt động của HĐQT, các ủy ban trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế năm 2023 còn lại gần 52 tỷ đồng. Nguồn lợi nhuận này cùng lợi nhuận còn lại của những năm trước 992 tỷ đồng được công ty chi trả cổ tức bằng cổ phiếu theo tỷ lệ 15% (tương ứng 20.166.555 cổ phiếu trị giá gần 202 tỷ đồng), lợi nhuận còn lại là 842 tỷ đồng.

Nhằm ghi nhận đóng góp của người lao động, tăng cường ổn định nhân sự, sự gắn kết, cống hiến lâu dài và đóng góp cho sự phát triển của công ty, KSB sẽ phát hành 4 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo chương trình lựa chọn cho người lao động (ESOP). Nguồn vốn thu được 40 tỷ đồng được KSB bổ sung vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, KSB chào bán 25 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp với giá không thấp hơn 18.000 đồng/cổ phiếu nhằm thu về 450 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024-2025.

Nguồn vốn thu được, KSB sử dụng 350 tỷ đồng để thanh toán nợ gốc, lãi vay ngân hàng và 100 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ban lãnh đạo KSB cho biết, công ty đã có danh sách các nhà đầu tư tiềm năng (nhà đầu tư chuyên nghiệp, quỹ đầu tư…). Ban điều hành đang đàm phán điều kiện và cam kết đối với các nhà đầu tư.

Trình tự thực hiện các đợt phát hành/chào bán cổ phiếu: (1) Chào bán cổ phiếu riêng lẻ; (2) Phát hành cổ phiếu trả cổ tức năm 2023; (3) Phát hành cổ phiếu ESOP. Sau các đợt chào bán, phát hành, vốn điều lệ của KSB tăng thêm gần 492 tỷ đồng lên 1.639 tỷ đồng.

Năm 2024, KSB dự kiến tiêu thụ 3,5 triệu m3 đá

Năm nay, công ty đặt kế hoạch doanh thu 750 tỷ đồng (doanh thu thuần, doanh thu hoạt động tài chính, thu nhập khác) và lợi nhuận trước thuế ở mức 130 tỷ đồng, tăng lần lượt 16% và 23,5% so với năm 2024.

Đối với mảng đá, KSB đặt kế hoạch sản lượng tiêu thụ 3,5 triệu m3, doanh thu 450 tỷ đồng. Đối với khoản đầu tư tại CTCP Xây dựng và Sản xuất Vật liệu Xây dựng Biên Hòa (VLB), KSB đang sở hữu 9,59% và sẽ gia tăng tỷ lệ sở hữu tại thời điểm phù hợp.

Được biết, tiêu thụ đá các loại của VLB trong năm 2023 là 5.320.317 m3 với doanh thu 898 tỷ đồng. Năm 2024, VLB dự kiến tiêu thụ 5,2 triệu m3 sản phẩm đá các loại với doanh thu 878 tỷ đồng.

Đối với khu công nghiệp Đất Cuốc, trong năm 2024 sẽ hoàn thành công tác điều chỉnh quy hoạch: quy hoạch chung 1/5.000; quy hoạch phân khu 1/2.000. Đẩy nhanh thủ tục xin cấp lại chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Thực hiện song song đền bù đất đai phần còn lại. Tiếp thị thu hút đầu tư phần mở rộng còn lại với tiến độ giao đất năm 2024, doanh thu cho thuê dự kiến 200-300 tỷ đồng.

Đối với khu công nghiệp Hoa Lư (xã Lộc Tấn và xã Lộc Thạnh, Lộc Ninh, Bình Phước) với tổng diện tích 348,32 ha, năm 2024 sẽ thực hiện công tác đền bù toàn bộ diện tích khu công nghiệp. Hoàn thành hồ sơ xin giấy phép xây dựng, giấy phép môi trường và tiến hành xây dựng hạ tầng kỹ thuật. Xây dựng phương án kinh doanh marketing, tiếp thị thu hút đầu tư với tiến độ giao đất năm 2025.

Các tên gọi trước đây của KSB:

Năm 1993: Công ty Khai thác Xuất khẩu Khoáng sản Sông Bé.

Năm 1997: Công ty Khai thác và Xuất khẩu Khoáng sản Sông Bé.

Năm 2000: Công ty Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương.

Nguyễn Như

Bình luận

Nổi bật

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2024

Gia hạn thời hạn nộp thuế và tiền thuê đất trong năm 2024

sự kiện🞄Thứ ba, 25/06/2024, 14:17

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 64/2024/NĐ-CP ngày 17/6/2024 của Chính phủ gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2024.

Điểm tựa vững vàng cho nhà đầu tư tại Vincom Shophouse Royal Park

Điểm tựa vững vàng cho nhà đầu tư tại Vincom Shophouse Royal Park

sự kiện🞄Thứ hai, 24/06/2024, 16:30

(CL&CS) - Không chỉ là nơi đáng sống bậc nhất Quảng Trị, Vincom Shophouse Royal Park còn được bảo chứng về môi trường và tiềm năng kinh doanh bền vững nhờ hệ thống quản lý vận hành và chính sách chăm sóc tận tâm từ thương hiệu bất động sản bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Chung cư vẫn là loại hình có thanh khoản tốt nhất trên thị trường

Chung cư vẫn là loại hình có thanh khoản tốt nhất trên thị trường

sự kiện🞄Chủ nhật, 23/06/2024, 20:55

(CL&CS) - Ở thời điểm hiện tại, chung cư dù đã hạ nhiệt về nhu cầu tìm kiếm nhưng vẫn là loại hình được chú ý và có thanh khoản lớn nhất. Các sản phẩm chung cư đã tạo động lực phục hồi về mức độ quan tâm bất động sản nói chung cho Hà Nội và TPHCM.