IFC hỗ trợ 4 tỷ USD cho doanh nghiệp các quốc gia nghèo ứng phó đại dịch Covid-19

(CL&CS) - Các hoạt động ứng phó với đại dịch Covid-19 của IFC thời gian qua đã tập trung hướng tới những đối tượng dễ tổn thương nhất ở các nước đang phát triển.

Các doanh nghiệp thuộc các quốc gia nghèo sẽ được thành viên ngân hàng thế giới IFC hỗ trợ 4 tỷ USD để khắc phục hậu quả Covid-19. Ảnh: minh họa

Các doanh nghiệp thuộc các quốc gia nghèo sẽ được thành viên ngân hàng thế giới IFC hỗ trợ 4 tỷ USD để khắc phục hậu quả Covid-19. Ảnh: minh họa

Chủ tịch Nhóm Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết, việc hỗ trợ khu vực tư nhân có vai trò quan trọng nhằm giúp các nước đang phát triển đạt được sự phục hồi bao trùm, bền vững và giàu khả năng chống chịu, đồng thời ngăn chặn sự gia tăng của tình trạng nghèo cùng cực hiện nay.

“Mục tiêu của chúng tôi khi triển khai gói hỗ trợ tài chính nhanh là cung cấp thanh khoản cần thiết cho các khách hàng doanh nghiệp và các định chế tài chính để cấp thêm vốn lưu động, giúp duy trì việc làm và trao đổi thương mại.”, ông David Malpass nói.

Hồi tháng 3, Hội đồng Quản trị IFC đã phê duyệt khoản tài trợ 8 tỷ USD để hỗ trợ các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch. Từ thời điểm đó, IFC, tổ chức phát triển toàn cầu lớn nhất tập trung hỗ trợ khu vực tư nhân ở các nền kinh tế mới nổi, đã giải ngân toàn bộ 2 tỷ USD được phân bổ cho tài trợ thương mại trong khuôn khổ gói hỗ trợ tài chính nhanh. Hỗ trợ này đã giúp các định chế tài chính đang là khách hàng của IFC có thể duy trì thanh khoản của các doanh nghiệp phụ thuộc vào thương mại, đặc biệt là các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, vốn là nguồn tạo việc làm quan trọng.

“Gói hỗ trợ tài chính nhanh ứng phó Covid-19 của chúng tôi được thiết kế để cung cấp thanh khoản tức thời cho các khách hàng định chế tài chính và khu vực sản xuất để giúp duy trì việc làm và ngăn chặn    những thiệt hại trong ngắn hạn,” bà Stephanie von Friedeburg, quyền Tổng Giám đốc kiêm Phó Chủ tịch Điều hành và Giám đốc Điều hành của IFC cho biết. “Thông qua hỗ trợ khu vực tư nhân, chúng tôi hy vọng có thể giúp tái kích thích tăng trưởng kinh tế về dài hạn, hướng tới một tương lai phát triển tốt hơn, bền vững hơn và giàu khả năng chống chịu hơn một khi đại dịch Covid-19 qua đi.”

IFC đã cam kết sẽ dành thêm 2 tỷ USD trong khuôn khổ gói hỗ trợ ứng phó Covid-19 để hỗ trợ tất cả các vùng mà IFC đang có mặt. Gói tài chính này được sử dụng cho nhiều mục đích, từ hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ y tế cho tới ngành du lịch đang bị tê liệt và giữ cho các doanh nghiệp có khả năng tồn tại tiếp tục hoạt động, nhờ đó bảo vệ được việc làm. Bên cạnh đó, IFC cũng huy động thêm 623 triệu USD từ các đối tác thuộc khu vực tư nhân để hỗ trợ các khách hàng của mình. 

Ngoài ra, Quỹ Hỗ trợ Kinh tế Tư nhân (PSW) của Hiệp hội Phát triển Quốc tế IDA, một công cụ tài trợ do Nhóm Ngân hàng Thế giới phát triển để xúc tác cho đầu tư của khu vực tư nhân vào các quốc gia nghèo nhất trên thế giới, đã cung cấp các bảo lãnh tổng trị giá 281 triệu USD để hỗ trợ hoạt động tài trợ thương mại và các khoản vay vốn lưu động dành cho doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) ở các quốc gia đủ điều kiện từ tháng ba năm nay.

Ứng phó của IFC nằm trong khuôn khổ nỗ lực chung của Nhóm Ngân hàng Thế giới nhằm hành động nhanh và rộng khắp để hỗ trợ các nước đang phát triển tăng cường ứng phó với đại dịch, củng cố giám sát dịch bệnh và cải thiện các can thiệp sức khỏe cộng đồng. Nhóm Ngân hàng Thế giới có đủ năng lực tài chính để triển khai tài trợ 160 tỷ USD trong 15 tháng tới, trong đó có 47 tỷ USD của IFC dành cho khu vực tư nhân.

Trong thời gian tới, IFC sẽ phối hợp với các đối tác để giúp tái cấu trúc và tái cấp vốn cho các doanh nghiệp có khả năng tồn tại và tạo tiền đề cho quá trình phục hồi bao trùm, bền vững và có khả năng chống chịu. Vào tháng 8, IFC cũng khai trương Chương trình Y tế Toàn cầu trị giá 4 tỷ USD để mở rộng cơ hội tiếp cận của các nước đang phát triển tới các nguồn cung cấp vật tư y tế như khẩu trang, máy thở, bộ xét nghiệm, và vắc xin Covid-19.

Nguyễn Ngọc

Bình luận

Nổi bật

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

Quý 1/2024, doanh thu ngành lương thực của Lộc Trời tăng 96%

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 11:56

(CL&CS) - CTCP Tập đoàn Lộc Trời (Lộc Trời) có quý 1/2024 tăng trưởng vượt bật về doanh thu với 3.849 tỷ đồng, tăng 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu tăng trưởng mạnh chủ yếu đến từ ngành lương thực với mức tăng trưởng 96%.

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

Masan: Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi ghi nhận EBIT tăng 70% trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 08:11

(CL&CS) - Mảng kinh doanh tiêu dùng cốt lõi của CTCP Tập đoàn Masan ghi nhận lợi nhuận hoạt động kinh doanh (thu nhập trước lãi vay và thuế - EBIT) tăng trưởng 70% so với cùng kỳ năm trước cho thấy sự phục hồi tích cực của thị trường tiêu dùng và đà tăng trưởng của những phát kiến chiến lược.

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

Hành trình khởi nghiệp của ông chủ NextTech qua lời kể của mẹ: Bán 2 miếng đất để mua máy tính cho con học lập trình, lập công ty từ 2 triệu đồng tiền viết phần mềm thuê

sự kiện🞄Thứ sáu, 03/05/2024, 06:40

Ông đã từ kể lại quãng thời gian khởi nghiệp của mình với "ba không": không vốn, không trụ sở và cơ sở vật chất, không có nhân viên.