Dữ liệu cũ
Thứ ba, 03/03/2020, 16:05 PM

Hy sinh lợi ích kinh tế vì sức khỏe người dân

(NTD) - Thủ tướng Chính phủ khẳng định “Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam”.

Sáng nay 3/3, trong phiên họp thường kỳ, Thủ tướng Chính phủ khẳng định “Chính phủ kiên định quan điểm sẵn sàng hy sinh một số lợi ích kinh tế để bảo vệ tốt nhất an toàn sức khỏe cho nhân dân, du khách và người nước ngoài ở Việt Nam”.

Có lẽ không phải đợi đến cuộc họp này mà điều đó cũng thể hiện rõ trong hơn 1 tháng chống dịch vừa qua.

Sau khi tạm ngừng cấp visa cho du khách Trung Quốc, dừng các chuyến bay từ nước này sang Việt Nam, Chính phủ tiếp tục làm điều tương tự với Hàn Quốc và kiểm soát dịch bệnh rất kỹ các chuyến bay từ xứ sở Kim Chi.

Do đây là hai thị trường du lịch và hàng không lớn nhất của Việt Nam nên thiệt hại trong 2 tháng đầu ước tính lên đến 15.000 tỷ.

Chưa kể các ngành dịch vụ, phục vụ đi theo sẽ tổn thất khó lường. Tuy nhiên, người đứng đầu Chính phủ cho rằng “kinh tế có thể phục hồi nhưng mạng con người thì không có gì bù đắp được”.

Dịch bệnh COVID-19 khiến tất cả các nền kinh tế lớn của thế giới đều bị ảnh hưởng. Doanh thu hàng không toàn cầu được dự báo là thiệt hại khoảng 30 tỷ USD; du lịch thiệt hại khoảng 80 tỷ USD.

Tâm lý bi quan khiến tất cả thị trường chứng khoán toàn cầu giảm điểm mạnh. USD tăng giá mạnh (đã tăng 4% kể từ đầu năm); giá vàng tăng cao nhất trong 7 năm qua; giá dầu thế giới đã giảm thấp, có thời điểm xuống dưới 50 USD/thùng.

Trung Quốc, nước bị thiệt hai khoảng 100 tỷ đô trong tháng đầu tiên dịch bùng phát và ước tính hết dịch khoảng 10 lần con số đó không riêng gì họ thiệt hại khổng lồ mà sản xuất, kinh doanh đình đốn ở "công xưởng” của thế giới cũng khiến nhiều nước giao thương mạnh với họ lao đao theo. Giờ đây, không chỉ Hàn Quốc mà Ý, Nhật, Iran, Pháp, Đức... thậm chí Mỹ cũng gặp khá nhiều khó khăn khi dịch bệnh lan rộng và diễn biến khá phức tạp.

Đối với Việt Nam, nhiều chuyên gia nhận định, dịch bệnh COVID-19 có tác động trước hết đến hàng không, du lịch, dịch vụ, tiếp đến là thương mại, đầu tư, đặc biệt là gián đoạn các chuỗi giá trị sản xuất. 

Không chỉ các ngành dịch vụ, du lịch mà Bộ Công thương cho biết Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam hiện nay phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung nguyên phụ liệu, linh kiện đầu vào nhập khẩu từ Trung Quốc và các quốc gia khác như Hàn Quốc, Nhật Bản. Đây lại là những nước đang bị dịch bệnh hoành hành nặng nhất!

Theo tính toán của Bộ Công thương, với ngành điện - điện tử, năm 2019 Việt Nam đã nhập khẩu khoảng 40 tỷ USD. Trong đó, nhập khẩu các mặt hàng từ Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản đã là khoảng 32 tỷ USD. Hiện tại, các doanh nghiệp chỉ còn đủ lượng linh kiện phục vụ cho sản xuất đến khoảng giữa hoặc cuối tháng 3.

Trong khi đó, ngành dệt may và da giày, túi xách, năm 2019 Việt Nam nhập khẩu 2,47 tỷ USD bông các loại; 2,3 tỷ USD xơ sợi và 12,7 tỷ USD vải; 5,6 tỷ USD nguyên phụ liệu. Nguyên phụ liệu ngành này còn đến khoảng giữa tháng 3 và đầu tháng 4!

Tuy nhiên, đến nay Việt Nam chỉ có 16 ca mắc; đã điều trị hồi phục sức khỏe cho cả 16 người; 18 ngày qua không ghi nhận ca nhiễm bệnh mới. Dịch ở Việt Nam không bị lan tràn, ít ảnh hưởng nhất, mặc dù  có biên giới dài và giao thương lớn với Trung Quốc. Đây cũng là tiền đề để hy vọng dịch bệnh sớm được khống chế và bắt đầu khôi phục sản xuất kinh doanh.

Ngay trong những ngày đầu tháng 3 này, Chính phủ đã đề nghị các thành viên góp ý về chỉ thị của Thủ tướng về các giải pháp cấp bách nhằm tháo gỡ khó khăn, duy trì sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch COVID-19. “Sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn. Chính phủ thấu hiểu điều này, các ngành, các cấp phải thấu hiểu điều này để có biện pháp chỉ đạo sát hơn”, Thủ tướng nói. 

Trong lúc chờ vắc xin đẩy lùi dịch bệnh, không chủ quan hay lơ là phòng chống Covid 19 với mục tiêu sức khỏe người dân hơn lợi ích kinh tế thì Việt Nam cũng đang gắp rút tìm kiếm những liều vắc xin “hữu hiệu” cho việc phát triển kinh tế ngay trong và sau dịch.

                                                                                                                                                             Phan Nguyễn

Bình luận

Nổi bật

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

Những phi cơ già cỗi nhất thế giới, bay trên bầu trời nửa thế kỷ vẫn còn hoạt động

sự kiện🞄Thứ ba, 20/02/2024, 10:09

Trên thế giới còn rất nhiều những chiếc phi cơ 'lão thành' ngót nghét 50 tuổi vẫn đang bay trên bầu trời.

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

Người phụ nữ mắc ung thư gan giai đoạn cuối vì 1 loại thực phẩm quen thuộc, chuyên gia cảnh báo thói quen này nhiều người mắc phải

sự kiện🞄Thứ bảy, 14/10/2023, 05:57

Loại thực phẩm nhiều người xem như vô hại này lại là nguyên nhân dẫn đến bệnh tật, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng, chúng thường được gọi là "sát thủ thầm lặng" tàn phá sức khoẻ con người.

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

Cảng Chu Lai đón tàu lớn và nâng cao hiệu suất khai thác hàng rời

sự kiện🞄Thứ năm, 29/06/2023, 15:00

(CL&CS) - Cảng Chu Lai thuộc Công ty Giao nhận - vận chuyển quốc tế Trường Hải (THILOGI) đang dần khẳng định năng lực tiếp nhận tàu lớn, khai thác đa dạng hàng hóa, đáp ứng nhu cầu xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp, góp phần thúc đẩy giao thương tại khu vực miền Trung, Tây Nguyên.