Thứ sáu, 03/06/2022, 20:14 PM

Hưởng ứng Ngày môi trường thế giới: Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp

(CL&CS) - Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp là yếu tố tiên phong, với chức năng của mình. Qua diễn đàn này, góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân và người dân về việc tăng cường quản lý, xử lý chất thải, tái chế rác thải, hạn chế, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, sống thân thiện với môi trường.

Ngày 2/6, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức Diễn đàn Môi trường năm 2022, với chủ đề “Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp”.

Diễn đàn Môi trường năm 2022 với chủ đề: Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Diễn đàn Môi trường năm 2022 với chủ đề: Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp.

Sự kiện hưởng ứng Ngày môi trường thế giới (5/6) và Tháng hành động vì môi trường, kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Bộ Tài nguyên và Môi trường (5/8/2002 - 5/8/2022).

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới: Quản lý chất thải và trách nhiệm của doanh nghiệp

Xem thêm:

Hội LHPN Việt Nam hưởng ướng Ngày Môi trường Thế giới: Tử tế vì môi trường

Phát biểu tại sự kiện, ông Đào Xuân Hưng -  Tổng biên tập Tạp chí Tài Nguyên& Môi trường, Trưởng ban tổ chức diễn đàn cho biết: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, trong đó vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp là yếu tố tiên phong, với chức năng của mình. Thông qua sự kiện, mong muốn thông qua diễn đàn này, góp phần Truyền thông chính sách nâng cao nhận thức cho cộng đồng doanh nghiệp - doanh nhân và người dân về việc tăng cường quản lý, xử lý chất thải, tái chế rác thải, hạn chế, giảm thiểu đồ nhựa dùng một lần, sống thân thiện với môi trường .

Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường,TS. Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí TN&MT – Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn. PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT.

Ông Nguyễn Thượng Hiền - Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường,TS. Đào Xuân Hưng - Tổng Biên tập Tạp chí TN&MT – Trưởng ban Tổ chức Diễn đàn. PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách TN&MT.

Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa mạnh mẽ. Cùng với đó là sự gia tăng dân số, kéo theo chất thải rắn (CTR) và rác thải sinh hoạt tăng về khối lượng gây áp lực lớn cho công tác bảo vệ môi trường.

Theo số hiệu ước tính, hiện nay trên cả nước chỉ tính riêng lượng CTR sinh hoạt phát sinh khoảng 60.000 - 70.000 tấn/ngày, trong đó khu vực đô thị chiếm 60%. Đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh CTR sinh hoạt dự báo tăng 10-16%/năm.

Về vấn đề xử lý rác thải, hiện nay có trên 70% sản lượng rác được xử lý bằng phương thức chôn lấp, trong đó, chỉ có 15% rác thải chôn lấp hợp vệ sinh. Vấn đề xử lý nước rỉ rác là một việc rất phức tạp và tốn kém, đặc biệt là công nghệ chôn lấp hiện nay vẫn chưa thu gom được khí mê tan - một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hiệu ứng khí nhà kính.

Xem thêm:

Văn Môn – Yên Phong: Giải pháp nào xử lý ô nhiễm một vùng quê

Diễn đàn nhằm phổ biến và truyền thông hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, có hiệu lực thi hành toàn diện từ 1/1/2022, để định hướng các địa phương và doanh nghiệp trong quản lý, đầu tư, xử lý chất thải hướng đến phát triển bền vững.

Trách nhiệm của doanh nghiệp trong xử lý rác thải rắn

Đánh giá cao trách nhiệm những doanh nghiệp tham gia vào công tác xử lý CTR, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ - Viện trưởng, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết: để thực hiện hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt cần có sự tham gia mạnh mẽ của doanh nghiệp.

Luật Bảo vệ Môi trường 2020 đã có sự thay đổi căn bản và vượt bậc trong quy định về chi trả phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt theo hướng chuyển từ tư duy nhà nước chi trả sang cho các chủ thể phát sinh tự chi trả. Luật cũng đã thay đổi căn cứ xác định chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt bằng cách căn cứ vào khối lượng hoặc thể tích chất thải đã được phân loại để tính chi phí phải trả cho việc thu gom, vận chuyển, xử lý CTR sinh hoạt.

CTR có khả năng tái sử dụng, tái chế, chất thải nguy hại phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân đã được phân loại riêng thì không phải chi trả giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý.

Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất vẫn đang được thải trực tiếp ra môi trường, khối lượng tro, xỉ từ bã nhôm khoảng 300.0000 tấn tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong Bắc Ninh - Ảnh chụp 21/3/2022.

Chất thải rắn phát sinh từ các cơ sở sản xuất vẫn đang được thải trực tiếp ra môi trường, khối lượng tro, xỉ từ bã nhôm khoảng 300.0000 tấn tại xã Văn Môn, huyện Yên Phong Bắc Ninh - Ảnh chụp 21/3/2022.

Hiện nay, trên cả nước có 1.322 cơ sở xử lý CTR sinh hoạt, gồm 381 lò đốt CTR sinh hoạt, 37 dây chuyền chế biến compost, 904 bãi chôn lấp, trong đó có nhiều bãi chôn lấp không hợp vệ sinh (khoảng 80%). Trên tổng khối lượng CTR sinh hoạt được thu gom, có đến 70% được xử lý bằng phương pháp chôn lấp.

Ông Thọ cho biết, việc quản lý chất thải nguy hại (CTNH) ngày càng tốt hơn do thông qua hoạt động kiểm soát chặt chẽ nguồn phát sinh, thu gom, lưu giữ, vận chuyển và xử lý. Trên cả nước hiện có 117 cơ sở xử lý CTNH đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp giấy phép xử lý CTNH. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTNH đạt khoảng 90% (tăng 5% so với năm 2020), vượt chỉ tiêu đề ra cả năm (85%) .

Về trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý, chất thải, Nhà nước đã có những quy định về trách nhiệm của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ trong bảo vệ môi trường nói chung, quản lý chất thải nói riêng.

Với từng loại hình chất thải, luật cũng có những quy định chi tiết hơn về vai trò, trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc quản lý chất thải, cụ thể như: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có trách nhiệm thiết lập hệ thống quản lý và thực hiện biện pháp để giảm khai thác tài nguyên, giảm chất thải, nâng cao mức độ tái sử dụng và tái chế chất thải ngay từ giai đoạn xây dựng dự án, thiết kế sản phẩm, hàng hóa đến giai đoạn sản xuất, phân phối

Chủ dự án đầu tư phải bố trí thiết bị, công trình lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với các loại chất thải theo quy định của luật; tổ chức thu gom chất thải và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt.

Văn Trì

Bình luận

Nổi bật

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

Nghệ An chuyển mục đích sử dụng hơn 25ha rừng để thực hiện 4 dự án quan trọng

sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:52

(CL&CS) - Việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện 4 dự án: Dự án Xây dựng hồ chứa nước Khe Rắt, xã Hùng Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An; Dự án Khu du lịch sinh thái Bãi Lữ; Dự án Nhà máy thủy điện Suối Choang (phần diện tích thuộc khu vực lòng hồ); Dự án Đầu tư khai thác mỏ đất san lấp tại thôn 22, xã Quỳnh Vinh, thị xã Hoàng Mai.

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

Tập trung thúc đẩy các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phối hợp với Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội và UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn của Việt Nam". Tại đây, Hội nghị đã đưa ra 5 nhóm giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí tại các đô thị lớn.

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững

sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 10:46

(CL&CS) - Vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với Trường Đại học Lâm nghiệp tổ chức Hội thảo “Ứng dụng công nghệ cao trong quản lý sản xuất lâm nghiệp bền vững”. Hội thảo là một trong những hoạt động hướng tới kỷ niệm 60 năm thành lập Trường Đại học Lâm nghiệp.