Hơn 41.500 người lao động mất việc
1.235 doanh nghiệp gặp khó khăn trong sản xuất đã làm ảnh hưởng tới 472.000 công nhân, trong đó 41.500 người bị chấm dứt hợp đồng lao động (chiếm 8,8%).
Tại hội nghị trực tuyến về tình hình cắt giảm việc làm trong doanh nghiệp chiều 28/11, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cho biết con số trên được thống kê tại 44 tỉnh thành, chủ yếu từ giữa năm đến nay và chỉ với lao động có giao kết, hợp đồng trong doanh nghiệp.
Trong 472.000 lao động chịu ảnh hưởng trực tiếp, ngoài số bị mất việc, số bị giảm giờ làm hàng ngày, làm cách nhật, nghỉ hưởng lương ngừng việc, tạm hoãn hợp đồng lao động là 91,2%. Trong đó, 41.558 người bị mất việc. Đặc biệt, có 30.300 lao động nữ từ 35 tuổi trở lên và hơn 9.400 người đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới một tuổi.
Cắt giảm việc làm chủ yếu ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực dệt may, da giày, chế biến gỗ… Nguyên nhân do các doanh nghiệp bị thiếu đơn hàng từ nước ngoài, chi phí đầu vào tăng cao, sụt giảm nhu cầu tiêu dùng tại nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản.
Công đoàn Việt Nam dự báo tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp tiếp tục khó khăn, đơn hàng tiếp tục bị cắt giảm đến quý 1/2023, thậm chí là quý 2/2023, dẫn tới nhiều lao động bị thiếu, mất việc làm. Kéo theo đó, cuộc sống nhiều công nhân bị ảnh hưởng do thu nhập giảm sút.
"Sẽ có tình trạng chủ doanh nghiệp bỏ trốn, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội và các chế độ của người lao động. Doanh nghiệp lợi dụng tình hình để thanh lọc, đẩy người lao động từ trên 35 tuổi ra khỏi doanh nghiệp để tuyển dụng lao động trẻ hơn, chi phí thấp hơn", báo cáo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam nêu rõ.
Về tình hình ngừng việc tập thể, Công đoàn Việt Nam cho biết đến nay cả nước có 144 cuộc ngừng việc tập thể, tăng 53 cuộc so với cùng kỳ 2021, tập trung tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế. Nguyên nhân chính vẫn do người lao động giảm thu nhập, doanh nghiệp chưa tăng lương, thậm chí cắt giảm phụ cấp, trợ cấp. Cá biệt một số doanh nghiệp nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội.
Theo ông Phan Văn Anh - Phó chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, Công đoàn Việt Nam đã yêu cầu các cấp công đoàn nắm chắc tình hình, chủ động đề nghị doanh nghiệp sớm có phương án nghỉ Tết Nguyên đán, trả lương, thưởng cho lao động dịp cuối năm.
Công đoàn đồng thời thương lượng với giới chủ sắp xếp thời gian làm việc để hạn chế tối đa mất việc, nhất là công nhân mang thai, đang nuôi con nhỏ; hỗ trợ quyền lợi cho người lao động bằng các chính sách về lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, trợ cấp thất nghiệp, kết nối giới thiệu việc làm mới trong trường hợp không còn việc làm. Dịp Tết, công đoàn ưu tiên hỗ trợ đoàn viên khó khăn từ nguồn kinh phí, mức 500.000 đồng mỗi người.
Anh Đức
Bình luận
Nổi bật
KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận năm 2025 tăng 7 lần, đạt 800 tỷ đồng
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 14:03
(CL&CS) - Năm nay, CTCP Tập đoàn KIDO lên mục tiêu kế hoạch kinh doanh với 13.000 tỷ đồng doanh thu thuần và 800 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng lần lượt 56,2% và 693,6% so với năm 2024.
Nhiều hoạt động văn hóa Phật giáo trong khuôn khổ Đại lễ Vesak Liên Hợp Quốc 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:41
Chiều 2/5, tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức buổi họp báo thông tin về Đại lễ Vesak Liên Hợp quốc 2025 (Vesak 2025).
Doanh nghiệp áp dụng ISO 31000:2018: Con đường đi đến kinh doanh bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 06/05/2025, 11:13
(CL&CS)- Việc áp dụng ISO 31000:2018 là bước tiếp theo để tiếp tục khẳng định sự cam kết của công ty đối với nhân viên và khách hàng về quá trình không ngừng nỗ lực cải tiến chất lượng và đảm bảo an toàn trong sản xuất.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.