Thứ năm, 22/12/2022, 07:15 AM

Hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số

(CL&CS)- Bộ Công Thương sẽ đồng hành với Ủy ban Dân tộc cũng như Ban Dân tộc tại các địa phương trong xây dựng hệ thống chợ của đồng bào dân tộc thiểu số; hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Những năm gần đây, việc thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi đã đem lại những kết quả tích cực về sản xuất, phân phối và tiêu dùng hàng hóa trên các địa bàn này, thông qua thúc đẩy hoạt động sản xuất và thu mua, hình thành được chuỗi cung ứng, tiêu thụ sản phẩm hiện đại, bền vững. Nhiều sản phẩm của đồng bào dân tộc miền núi đã mở được đường vào hệ thống phân phối có uy tín trên cả nước và xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Đặc biệt, để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động kinh tế ở khu vực này, ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1719/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030. Bộ Công Thương cũng đã có Công văn số 4293/BCT-TTTN ngày 25/7/2022 về việc triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia này.

san pham

Hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào dân tộc thiểu số

Chia sẻ về những giải pháp và hoạt động mà Bộ Công thương đã triển khai hỗ trợ phát triển sản phẩm của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tại Tọa đàm "Đưa sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi lên tầm cao mới" được tổ chức mới đây, bà Lê Việt Nga, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, trong vòng 10 năm (2010 – 2020), Bộ Công Thương đã tổ chức nhiều hoạt động để lồng ghép vào các Chương trình và Đề án phát triển kinh tế-xã hội, kết nối hàng hóa sản xuất trong nước, thúc đẩy để tiêu thụ hàng hóa cho đồng bào DTTS.

Điển hình như: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia với những hoạt động về hội chợ, về các chuyến hàng quảng bá sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước hoặc đào tạo, tập huấn liên quan đến xúc tiến thương mại cho hàng hóa của đồng bào DTTS tại thị trường trong nước cũng như là xuất khẩu.

Hay Chương trình phát triển thương mại biên giới, miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo cũng được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2015 giúp hình thành những cơ sở dữ liệu về kỹ thuật số đối với những sản phẩm hàng hóa đặc sản đặc trưng vùng miền của miền núi, của đồng bào DTTS, quảng bá đến các thị trường trong nước và quốc tế, kết nối được doanh nghiệp phân phối xuất khẩu sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương cũng có những đề án quốc gia, cấp quốc gia khác đang triển khai rất tốt. Một trong những đề án nổi bật là đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam, giai đoạn từ năm 2014 - 2020 và nay là giai đoạn 2021 - 2025. Qua Đề án này, Bộ Công thương cũng đã thiết lập được trên toàn quốc các mô hình điểm bán hàng Việt, trong đó ưu tiên những vị trí rất đắc địa cho sản phẩm, hàng hóa của đồng bào DTTS.

Một đề án nữa có đóng góp rất lớn cho việc phát triển và tiêu thụ hàng hóa là đề án về ứng dụng khoa học công nghệ (KHCN), ứng dụng công nghệ sinh học trong chế biến. Nhờ đó đã có rất nhiều sản phẩm hàng hóa tốt, được kiểm soát về an toàn thực phẩm đã được đưa ra thị trường. Đây cũng là một bước để đưa được sản phẩm, hàng hóa vùng miền của đồng bào DTTS vào trong các kênh tiêu thụ trong nước.

Để hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất cũng như kết nối tiêu thụ sản phẩm của vùng dân tộc thiểu số và miền núi, theo bà Lê Việt Nga, Bộ Công Thương sẽ đồng hành với Ủy ban Dân tộc cũng như Ban Dân tộc tại các địa phương trong xây dựng hệ thống chợ của đồng bào DTTS; hỗ trợ đầu ra cho sản phẩm của đồng bào DTTS và giúp cho cuộc sống của đồng bào đủ đầy với những sản phẩm thiết yếu tiêu dùng hàng ngày.

Empty

Bên cạnh đó, hỗ trợ kết nối tiêu thụ cho được sản phẩm của đồng bào DTTS về với miền xuôi, đi được các vùng miền trên toàn quốc và xuất khẩu được ra thị trường nước ngoài. Do vậy, cơ quan quản lý, địa phương và doanh nghiệp cần phối hợp nâng cao năng lực sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm vùng DTTS và miền núi. Đồng thời, tiếp tục kết nối đưa hàng hóa là lợi thế của các khu vực này vào kênh phân phối trên thị trường trong nước và ngoài nước.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn

sự kiện🞄Thứ tư, 24/04/2024, 08:55

(CL&CS) - Sáng ngày 22/4, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng tổ chức Hội nghị tập huấn “Hướng dẫn ghi nhãn và xác định các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn” nhằm phổ biến kiến thức pháp luật, cung cấp thông tin về nhãn hàng hoá, các yêu cầu về đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn bao gồm: ghi nhãn, yêu cầu kỹ thuật đo lường đối với lượng của hàng đóng gói sẵn.

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp cải thiện hương vị bia

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Các nhà nghiên cứu ở Bỉ đã sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để cải tiến hương vị bia, tuy nhiên họ nhận định kỹ thuật của người nấu bia vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

Xây dựng, số hoá và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP Nghệ An

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 08:36

(CL&CS) - Mới đây, sở Khoa học và Công nghệ Nghệ An tổ chức Hội thảo nghiệm thu, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ "Hỗ trợ xây dựng hồ sơ và quản lý dữ liệu sản phẩm OCOP, số hoá sản phẩm và xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc theo chuỗi giá trị sản phẩm OCOP".