Thứ tư, 09/06/2021, 14:11 PM

Hỗ trợ phòng chống COVID-19, EVN thực hiện giảm giá điện đợt 3

(CL&CS) - EVN giảm 100 tỷ đồng tiền điện cho các cơ sở phòng chống dịch, giảm 1.470 tỉ đồng cho các cơ sở lưu trú du lịch. Giảm 100% tiền điện cho các khu cách ly, giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế khám và điều trị bệnh nhân COVID-19.

Ngày 02/06/2021 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 55/NQ-CP về phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện đợt 3 cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng dịch COVID-19.

Theo Nghị quyết này, Chính phủ thống nhất phương án hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện bị ảnh hưởng của dịch COVID-19, đợt 3 như đề xuất của Bộ Công Thương.

Bộ Công thương cho biết Bộ có văn bản hướng dẫn và thực hiện ngay việc hỗ trợ giảm giá điện đợt 3 trong 7 tháng, thực hiện kể từ kỳ hóa đơn tiền điện tháng 6/2021 đến tháng 12/2021.

XIUWGNBERO

Trong đó, các cơ sở lưu trú du lịch theo quy định tại Luật du lịch, hiện đang áp dụng mức giá bán lẻ điện cho kinh doanh xuống bằng mức giá bán lẻ điện áp dụng cho các ngành sản xuất.

Theo ước tính của EVN, số tiền hỗ trợ giảm giá điện cho khách hàng là cơ sở lưu trú du lịch khoảng 1.470 tỉ đồng (chưa bao gồm VAT).

 Giảm 100% tiền điện cho các cơ sở đang thực hiện làm nơi cách ly, khám bệnh tập trung bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19 không thu phí.

Giảm 20% tiền điện cho các cơ sở y tế đang được dùng để khám, xét nghiệm, điều trị bệnh nhân nghi nhiễm, đã nhiễm COVID-19.

Danh sách các cơ sở phục vụ phòng chống dịch COVID-19 không thu phí được giảm tiền điện do Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, UBND các tỉnh, thành trực thuộc Trung ương cung cấp cho các đơn vị điện lực.

EVN ước tính số tiền hỗ trợ giảm tiền điện cho các cơ sở phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong đợt này khoảng 100 tỉ đồng.

Sau thời gian hỗ trợ giảm tiền điện, các đơn vị bán lẻ điện tiếp tục áp dụng giá bán điện theo quy định cũ.

Đây là lần thứ 3 Chính phủ đồng ý việc giảm giá điện, tiền điện cho các khách hàng sử dụng điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN. Tuy nhiên, quy mô hỗ trợ lần này hẹp hơn đáng kể so với 2 lần trước đó.

Trong năm 2020, để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của người dân do tác động của dịch Covid-19, EVN giảm giá điện, giảm tiền điện trong 2 đợt với tổng số tiền hỗ trợ gần 12.300 tỷ đồng.

 Đợt 1 thực hiện từ ngày 16/04/2020 đến hết ngày 16/07/2020, hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khoảng hơn 27 triệu khách hàng sử dụng điện với tổng số tiền giảm khoảng 9.300 tỷ đồng.

Đợt 2 thực hiện từ tháng 10-12/2020 đã hỗ trợ giảm giá điện, giảm tiền điện cho khoảng 25,4 triệu khách hàng sử dụng điện với tổng số tiền giảm khoảng gần 3.000 tỷ đồng.

Hà Linh Lan

Bình luận

Nổi bật

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

Áp dụng triển khai HTQLCL ISO 9001 - từng bước cải tiến phương thức làm việc trong thủ tục hành chính

sự kiện🞄Thứ sáu, 17/05/2024, 09:20

(CL&CS) - Việc triển khai áp dụng ISO 9001 vào hoạt động các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Cao Bằng giúp vận hành cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” hiệu quả hơn, nhất là khâu phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, tránh sự chồng chéo, từ đó rút ngắn thời gian giải quyết công việc, đảm bảo đúng luật, nâng cao mức độ hài lòng của người dân…

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

[Infographic] Áp dụng năng suất xanh để phát triển bền vững

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:23

(CL&CS) - Năng suất xanh (GP) là chiến lược nhằm đồng thời nâng cao năng suất và hoạt động môi trường để phát triển kinh tế-xã hội nói chung nhằm cải thiện bền vững chất lượng cuộc sống của con người.

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

Việt Nam có nhiều cơ hội để nâng cao năng suất lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:19

(CL&CS) - Trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội, năng suất lao động (NSLĐ) là yếu tố quyết định nâng cao năng lực, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Cải thiện và thúc đẩy tăng NSLĐ là vấn đề cốt lõi với kinh tế Việt Nam hiện nay, là con đường ngắn nhất để đưa nền kinh tế phát triển nhanh, bền vững, bắt kịp trình độ của các nước trong khu vực và trên thế giới.