Hà Nội: Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi
(CL&CS)- Phát huy tiềm năng có nhiều điều kiện thuận lợi để chăn nuôi, thực hiện tái cơ cấu ngành chăn nuôi, Hà Nội đã tập trung đưa những giống mới chất lượng cao vào sản xuất, qua đó nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi.
Hiện nay, toàn thành phố Hà Nội có tổng đàn gia cầm là 40,8 triệu con; 1,46 triệu con lợn; hơn 158.000 con trâu, bò. Để duy trì, phát triển tổng đàn vật nuôi, Hà Nội đã tập trung đưa những giống mới, chất lượng cao vào sản xuất, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Các giống bò thịt chất lượng cao, như: BBB, Wagyu, Angus... chiếm hơn 30%. Cùng với đó, thành phố cũng đã hình thành 9 vùng phát triển chăn nuôi gà tập trung, quy mô lớn tại các huyện: Ba Vì, Sơn Tây, Chương Mỹ, Quốc Oai, Đông Anh và 3 vùng chăn nuôi vịt tại các huyện: Ứng Hòa, Phú Xuyên, Thanh Oai.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hà Nội Tạ Văn Tường thông tin, ngành nông nghiệp Thủ đô đã và đang nỗ lực thực hiện Kế hoạch nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi (bò thịt, bò sữa) và thủy sản trên địa bàn TP Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025. Sau hơn 2 năm triển khai, đã từng bước góp phần cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp Hà Nội nói chung và chăn nuôi Hà Nội nói riêng.
Tuy nhiên, công tác phát triển giống vật nuôi còn khó khăn do công nghệ chăn nuôi chưa đồng bộ nên năng suất một số giống vật nuôi còn thấp. Cơ sở vật chất ở các trang trại, trung tâm sản xuất giống thì nhiều chuồng trại chưa được đầu tư đồng bộ; nhiều loại giống trôi nổi vẫn bán trên thị trường.
Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi
Xác định giống vật nuôi là yếu tố quan trọng để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả cho người chăn nuôi; đồng thời, công tác quản lý giống có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát dịch bệnh. Trong thời gian tới, Hà Nội sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các cơ sở đầu tư khoa học công nghệ trong sản xuất con giống, nâng cao năng suất sinh sản đàn vật nuôi bằng cách sử dụng công nghệ tiên tiến thụ tinh nhân tạo, tiến tới phương thức cấy truyền phôi, nhân giống có năng suất chất lượng, để cải thiện đàn sinh sản để trở thành địa phương cung cấp giống cho các tỉnh, thành phố. Ngành Nông nghiệp tham mưu cho Thành phố tiếp tục có những chính sách hỗ trợ về phát triển giống, hỗ trợ xây dựng trung tâm công nghệ cao về sản xuất các giống bò, hỗ trợ làm tháp giống lợn.
Với các trang trại cần liên kết với các doanh nghiệp nhằm huy động nguồn vốn để phát triển đàn giống theo yêu cầu của thị trường. Các cơ sở sản xuất giống cần đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật; áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới vào công tác chọn lọc giống để nâng cao hiệu quả. Các ngành chức năng cần đẩy mạmh công tác tuyên truyền để người dân nhận thức được tầm quan trọng của công tác chọn giống khi sử dụng trong chăn nuôi để mua giống ở những cơ sở có uy tín.
Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hà Nội, chất lượng con giống đóng vai trò quyết định đến thành công của việc phát triển chăn nuôi Hà Nội. Ngoài các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi quy mô lớn, các trang trại nhỏ lẻ cũng đã từng bước ứng dụng công nghệ cao vào chăn nuôi con giống chất lượng cao, xử lý môi trường trong chăn nuôi.
Cụ thể, đối với chăn nuôi bò sinh sản, khối lượng bò cái tăng lên rõ rệt, tương đương với giá trị kinh tế tăng thêm từ 2 - 3 triệu đồng/con/năm; đàn bê sinh ra 50.000 con mỗi năm giúp giá trị tăng thêm hàng chục tỷ đồng. Đối với chăn nuôi bò thịt xuất chuồng (24 tháng tuổi), khối lượng tăng thêm 15%, với giá hiện tại thì tăng thêm từ 2 - 3 triệu đồng/con, tương đương tổng giá trị kinh tế tăng thêm trên 100 tỷ đồng.
Đối với chăn nuôi bò sữa, sản lượng sữa tăng thêm 10%/con/chu kỳ so với hiện nay (tăng 500kg sữa/con/chu kỳ), với giá hiện tại thì tăng thêm 6,5 triệu đồng/con/chu kỳ. Tổng giá trị tăng thêm đối với đàn bò khai thác sữa đạt trên 60 tỷ đồng. Đối với thủy sản, năng suất vùng nuôi trồng thủy sản tập trung từ 10 - 12 tấn/ha tăng lên 16 - 18 tấn/ha, với giá trị hiện nay tăng 200 - 300 triệu đồng/ha, tổng 100ha tăng thêm từ 20 – 30 tỷ đồng.
Không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc triển khai kế hoạch nói trên còn giúp nâng cao trình độ kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ thú y tại cơ sở. Đồng thời, cung cấp sản phẩm chăn nuôi, thủy sản an toàn được kiểm soát cho người tiêu dùng; tận dụng được diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng cỏ và sử dụng phụ phẩm nông nghiệp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Cùng với đó, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động tại nông thôn, tăng thu nhập cho các hộ chăn nuôi.
Trung Kiên
Bình luận
Nổi bật
Áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 giúp bệnh viện nâng cao chất lượng xét nghiệm
sự kiện🞄Thứ tư, 20/11/2024, 15:01
(CL&CS)- Việc xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn ISO 15189 trong xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sẽ giúp đảm bảo cung cấp kết quả xét nghiệm một cách chính xác và tin cậy, nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh của bệnh viện.
Triển khai ISO 22000:2018 giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh
sự kiện🞄Thứ hai, 18/11/2024, 07:17
(CL&CS) - Hiện nay, ISO 22000:2018 được áp dụng nhiều tại các tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm và có liên quan đến thực phẩm, từ đó, giúp doanh nghiệp tiêu chuẩn hóa toàn bộ hoạt động quản lý sản xuất, kinh doanh.
4 bước triển khai đo lường năng suất tại doanh nghiệp
sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:06
(CL&CS) - Để triển khai đo lường năng suất doanh nghiệp cần thực hiện qua 4 bước bao gồm: Chuẩn bị dữ liệu; Tính toán; Phân tích và cuối cùng là Cải tiến và duy trì.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.