Thứ ba, 05/04/2022, 07:51 AM

Giúp anh trai thao túng thị trường chứng khoán, em gái Trịnh Văn Quyết bị bắt

(CL&CS) - Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 3 tháng đối với bà Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC. Bà Huế là em gái ruột của ông Trịnh Văn Quyết.

Sau khi Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Trịnh Thị Minh Huế.

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán

Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết bị bắt vì thao túng thị trường chứng khoán

Cụ thể, ngày 2/4/2022, C01 tiếp tục làm rõ hành vi phạm tội của Trịnh Thị Minh Huế, cán bộ Ban Kế toán Tập đoàn FLC với vai trò đồng phạm giúp sức ông Trịnh Văn Quyết thực hiện hành vi phạm tội “Thao túng thị trường chứng khoán" và ra Quyết định khởi tố bị can 100/QĐ-VPCQCSĐT, Lệnh bắt bị can để tạm giam số 31/LB-VPCQCSĐT thời hạn 3 tháng đối với Trịnh Thị Minh Huế. 

Ngày 4/4, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Vụ 3) đã phê chuẩn các quyết định, lệnh tố tụng theo quy định pháp luật.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tiến hành điều tra, xác minh đối với Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn FLC, các cá nhân thuộc CTCP Tập đoàn FLC, CTCP Chứng khoán BOS và các công ty có liên quan về hành vi “Thao túng thị trường chứng khoán”, “Che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra ngày 10/1/2022, gây thiệt hại nghiêm trọng cho nhà đầu tư, ảnh hưởng đến hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Mới đây, ngày 29/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tống đạt các quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với ông Trịnh Văn Quyết về tội danh nêu trên. Đồng thời, tổ chức khám xét chỗ ở, nơi làm việc tại 21 địa điểm đối với các đối tượng liên quan.

Hành vi thao túng thị trường chứng khoán của vị Chủ tịch Tập đoàn FLC bị xác định được thực hiện từ đầu tháng 12/2021 kéo dài đến phiên giao dịch ngày 10/1/2022. Trong phiên giao dịch ngày 10/1, ông giao dịch bán 74,8 triệu cổ phiếu FLC nhưng không báo cáo, không công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Đến chiều tối ngày 10/1/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới nhận được Báo cáo số 31/SGDHCM-GS đề ngày 10/1/2022 của Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM về vi phạm này.

Giá trị chứng khoán giao dịch thực tế vi phạm có giá trị lên tới 748 tỷ đồng (theo mệnh giá). Vi phạm công bố thông tin trước giao dịch là một trong các hành vi chịu mức phạt hành chính lớn nhất trong nhóm các vi phạm quy định về giao dịch cổ phiếu. Mức phạt hành chính đối với hành vi này tối đa là 1,5 tỷ đồng. Tuy nhiên, đối với hành vi thao túng thị trường chứng khoán, đã có nhiều vụ việc xét xử theo án hình sự. 

Ông Quyết bị cáo buộc đã chỉ đạo nhiều người thân trong gia đình và một số người khác điều hành nhân viên CTCP Chứng khoán BOS và các công ty con sử dụng khoảng 20 tài khoản chứng khoán của 11 tổ chức để thực hiện việc làm giá. Những cá nhân này thông đồng với nhau liên tục mua, bán chứng khoán FLC với tần suất lớn nhằm tạo ra cung cầu giả tạo để đẩy giá lên cao.

Vị Chủ tịch Tập đoàn FLC cùng những người giúp sức đã tham gia 28/28 phiên giao dịch, số lượng đặt mua chiếm 12% và số lượng đặt bán chiếm 7% tổng khối lượng thị trường. Hành vi tạo cung cầu giả của nhóm Trịnh Văn Quyết đã đẩy giá cổ phiếu FLC từ hơn 14.000 đồng/cổ phiếu ngày 1/12/2021 liên tục tăng, thậm chí tăng “trần” nhiều phiên và phiên tăng “trần” cao nhất là 24.000 đồng/cổ phiếu. Giá cổ phiếu FLC đã được nhóm của bị can Quyết làm “ảo thuật” tăng hơn 64%.

Sau khi giá cổ phiếu FLC được “thổi” lên cao ngất ngưởng thì chủ tịch tập đoàn này đã chỉ đạo người thân bán ra 175 triệu cổ phiếu. Tổng số cổ phiếu FLC nhóm của ông Quyết bán ra đã khớp lệnh là 74,8 triệu, với giá trung bình là 22.500 đồng/cổ phiếu. Toàn bộ số cổ phiếu này đã được bán “chui”, không công bố trước khi thực hiện giao dịch.

Tổng số tiền bị can Quyết thu về sau khi bán chui cổ phiếu là gần 1.700 tỷ đồng, hưởng lợi bất chính hơn 530 tỷ đồng.

Điều đáng nói, sau vụ bán cổ phiếu gây chấn động vào tháng 1/2022, thời điểm này tài khoản của ông Trịnh Văn Quyết bị cấm giao dịch nhưng ông Quyết vẫn tiếp tục có hành vi thao túng, đẩy giá cổ phiếu.

Để đối phó với cơ quan chức năng, bị can Quyết đã giao cho người thân sử dụng các tài khoản chứng khoán mở tại CTCP Chứng khoán BOS liên tục đặt lệnh mua cổ phiếu FLC với số lượng lớn để đẩy giá cổ phiếu, tạo thanh khoản giả. Giá cổ phiếu FLC đã được “thổi” từ 12.000 đồng/cổ phiếu lên 14.500 đồng/cổ phiếu (ngày 22/3).

Hồi giữa tháng 3/2022, bà Tạ Thanh Bình, Vụ trưởng Vụ Phát triển thị trường chứng khoán, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cho biết hiện đã có một số lượng khá lớn vụ việc liên quan đến hành vi thao túng thị trường, giao dịch nội gián được chuyển sang cơ quan điều tra. Các hành vi vi phạm này tới đây có thể được xử lý ở mức độ hình sự để răn đe cao hơn, lập lại kỷ cương, trật tự của thị trường chứng khoán. 

T.L

Bình luận

Nổi bật

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

Cần có chế tài xử phạt mạnh tay với các lỗi vi phạm an toàn vệ sinh lao động

sự kiện🞄Thứ năm, 02/05/2024, 14:27

(CL&CS) - Vừa qua, tại Đồng Nai đã xảy ra vụ nổ lò hơi thương tâm ở Công ty TNHH Sản xuất và thương mại gỗ Bình Minh (ấp Vàm, xã Thiện Tân, huyện Vĩnh Cửu) làm 6 người chết, 5 người bị thương. Vụ tai nạn xảy ra một lần nữa cho thấy vấn đề bảo đảm an toàn lao động và phòng chống cháy nổ trong doanh nghiệp rất đáng báo động.

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

Một số sản phẩm thực phẩm của Việt Nam bị thu hồi tại Singapore

sự kiện🞄Thứ sáu, 26/04/2024, 20:54

(CL&CS) - Theo quy định về thực phẩm của Singapore, các sản phẩm thực phẩm có chứa bất kỳ thành phần nào có thể gây mẫn cảm cho người tiêu dùng đều phải được ghi rõ trên bao bì thực phẩm để bảo vệ người tiêu dùng.

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo mua, bán hàng có giá trị lớn trên không gian mạng

sự kiện🞄Thứ năm, 25/04/2024, 09:18

(CL&CS) - Thời gian qua, trên địa bàn một số huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh Thanh Hóa liên tiếp xảy ra nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức mua, bán hàng hóa có giá trị lớn trên không gian mạng, gây ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự, gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.