Giải quyết tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai
(CL&CS) - Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Chính phủ xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích
Xử lý nghiêm tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, gây lãng phí nguồn lực là hết sức cần thiết. Tình trạng người dân đã nộp tiền mua đất ở, nhà ở của một số dự án nhiều năm rồi nhưng chưa được giao đất, giao nhà ở, gây bức xúc trong nhân dân.

Tham dự Hội nghị tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành tài nguyên và môi trường, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành có đề cập tới các dự án sử dụng đất hiện nay, Phó Thủ tướng cho rằng, số lượng dự án tồn đọng cần xử lý ở các địa phương rất lớn. Các dự án treo, dự án sử dụng đất sai mục đích còn nhiều, trong đó nhiều dự án chiếm vị trí đất lợi thế, đắc địa nhưng hiện nay chưa tháo gỡ được.
Phó Thủ tướng nêu rõ, công tác thu hồi đất, giao đất được thực hiện kịp thời đã góp phần quan trọng đẩy nhanh tiến độ dự án của các doanh nghiệp, các dự án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông,... Tổng thu ngân sách từ đất đai năm 2021 đạt trên 172.000 tỷ đồng, chiếm trên 15% tổng thu ngân sách. Trên cơ sở kết quả thanh tra, kiểm tra các dự án, thanh tra kiểm tra việc quản lý sử dụng đất đã tiến hành thu hồi 7.700 ha đất, giúp các địa phương khắc phục tình trạng dự án treo, một số dự án sử dụng sai mục đích".
"Năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường cần rà soát kỹ, phân nhóm dự án, dự án vi phạm pháp luật thì xử lý nghiêm minh đúng quy định, tránh tình trạng vụ việc kéo dài, khắc phục không được, khiến hàng ngàn ha đất ở các khu đô thị để chờ hàng chục năm, lãng phí rất lớn. Tôi cho rằng đây là nhiệm vụ mà ngành tài nguyên và môi trường cần tham mưu xử lý để sớm đưa nguồn lực lớn này vào phục vụ phát triển”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành quán triệt.
Theo bản Tổng hợp ý kiến kiến nghị của cử tri và nhân dân (của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) phản ánh tới Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 3, cử tri kiến nghị Chính phủ quan tâm giải quyết hiệu quả hơn nữa đơn, thư khiếu nại, tố cáo, nhất là những vụ việc liên quan đến đất đai; Chỉ đạo giải quyết thấu đáo những vấn đề tồn đọng về đất đai do lịch sử để lại, nhất là tình trạng nhiều hộ gia đình đã nộp tiền sử dụng đất hàng chục năm nhưng chưa được giao đất, chưa được xây dựng nhà ở để ổn định cuộc sống.
Báo cáo Quốc hội khoá XV, kỳ họp thứ 3 vào chiều 23/5/2022, bà Phạm Thúy Chinh, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách đã trình bày Báo cáo thẩm tra về công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2021. Theo đó, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí còn một số tồn tại, hạn chế.
Cụ thể, nhiều dự án chưa đủ thủ tục đầu tư, không đủ điều kiện phân bổ vốn, dẫn đến không đạt mục tiêu đề ra. Chưa linh hoạt, kịp thời trong việc rà soát, điều chuyển, bổ sung vốn cho những dự án giải ngân tốt, có nhu cầu vốn để hoàn thành. Tiến độ thực hiện, khả năng hoàn thành một số dự án trọng điểm, công trình quan trọng quốc gia còn chậm, gây lãng phí nguồn lực, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách cũng nêu rõ tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo", và hạn chế trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân, gây lãng phí nguồn lực.
Tình trạng buông lỏng quản lý ở một số địa phương, để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai như lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử dụng đất, xây dựng công trình trái phép… chưa được kiểm tra, ngăn chặn, xử lý kịp thời.
Nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế, tháo gỡ những vướng mắc, Ủy ban Tài chính, Ngân sách kiến nghị Chính phủ, các bộ ngành, địa phương một số nội dung: Chỉ đạo rà soát ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện chính sách pháp luật về đất đai, ngân sách nhà nước, đầu tư công, quản lý và sử dụng tài sản công, cổ phần hóa, quản lý hoạt động thương mại điện tử, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, chứng khoán, khoáng sản, tài nguyên nước, rừng...
Đồng thời, xử lý nghiêm các hành vi gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng đất đai, tài nguyên. Kiên quyết thu hồi đất của các dự án chậm đưa vào sử dụng, đất để hoang hóa, đất sử dụng không đúng mục đích, hàng năm báo cáo Quốc hội kết quả thực hiện.
Thanh Xuân
Bình luận
Nổi bật
Thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều dư địa, thu hút giới đầu tư siêu giàu?
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 14:24
Theo các chuyên gia, Việt Nam đang hội tụ nhiều yếu tố hấp dẫn giới siêu giàu, từ vị trí chiến lược tại Đông Nam Á, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh, cảnh quan tự nhiên hấp dẫn đến môi trường sống đang cải thiện đáng kể. Cùng với đó là nền văn hóa đặc sắc, ẩm thực phong phú và tiềm năng đầu tư bất động sản còn nhiều dư địa.
Nhà đầu tư bất động sản rất nhạy với diễn biến thị trường, khi rủi ro sẽ quay về mua chung cư
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 14:23
Theo ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng Giám đốc Batdongsan.com.vn: “Nhà đầu tư thường có xu hướng lập lại vòng quay tâm lý. Khi thấy thị trường nóng, họ đổ vào đất giống thời điểm tháng 3 vừa qua. Khi nào cảm thấy thiếu an toàn, họ sẽ quay trở lại với loại hình có dòng tiền và có khả năng thanh khoản như căn hộ chung cư”.
Giá bất động sản tại Việt Nam đã và đang “tăng nóng”, cần phải có “liều thuốc” đặc trị?
sự kiện🞄Thứ tư, 11/06/2025, 14:23
Hiện tại, giá bất động sản tại Việt Nam đã và đang tăng nóng, đặc biệt ở một số khu vực và phân khúc, đẩy thị trường vào trạng thái méo mó, thiếu bền vững. Theo nhiều chuyên gia, cần phải có những động thái cứng rắn hơn để ngăn chặn tình trạng này.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.