Giải pháp chuyển đổi số thành công cho doanh nghiệp ngành gỗ
(CL&CS) - Không nóng vội, triển khai từng bước nhỏ và có tầm nhìn rõ ràng… là những lời khuyên mà các chuyên gia đưa ra cho DN ngành gỗ để triển khai chuyển đổi số thành công.
Nhiều e ngại
Với kinh nghiệm 15 năm hỗ trợ DN triển khai các hệ thống quản lý và chuyển đổi số, ông Hà Tất Thắng, Giám đốc Công ty TNHH Techworld Solutions Vietnam đánh giá, số lượng DN trong ngành gỗ đầu tư vào chuyển đổi số còn rất ít. Nguyên nhân chính của thực trạng này là do đa phần các DN trong ngành này có quy mô nhỏ và chủ yếu làm hàng gia công.
Bà Nguyễn Thị Linh Vy, Giám đốc quản lý sản xuất Công ty Imity cũng cho biết, mặc dù đã có kế hoạch chuyển đổi số từ 2 năm trước, nhưng đến nay công ty vẫn chưa dám thực hiện. Bên cạnh nguyên nhân từ việc quy mô DN còn nhỏ, điều khiến bà Vy e ngại xuất phát từ thực trạng nhiều DN bạn bè đã thực hiện chuyển đổi số đều lâm vào cảnh “lên bờ xuống ruộng” mà chưa thấy thành công.
Lý giải cho sự thất bại của các DN gỗ khi chuyển đổi số, ông Hà Tất Thắng cho biết, các DN nhỏ đa phần có quy trình hoạt động chưa được chuẩn hóa, cộng với việc chưa xác định rõ được hướng đi, tầm nhìn khi chuyển đổi số, dẫn tới tỷ lệ thất bại lên tới 50%. Trong khi đó, tại các công ty lớn, các tập đoàn đa quốc gia, các quy trình đều đã được chuẩn hóa và xác định được tầm nhìn rõ ràng, đưa ra những yêu cầu cụ thể, nên đa số đều thành công khi triển khai số hóa hệ thống quản trị DN.
Ông Lê Xuân Tân, Giám đốc Công ty TNHH Happy Furniture cũng chỉ ra rằng, sự nóng vội cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới thất bại cho các DN ngành gỗ khi triển khai chuyển đổi số. Chính vì vậy, dù đã rộ lên từ 3-4 năm trước, nhưng đến nay không có nhiều DN gỗ thực hiện chuyển đổi số thành công. Theo ông Tân, chuyển đổi số không phải chỉ là việc mua về một phần mềm, mà là một chặng đường dài, đòi hỏi sự kiên nhẫn và DN phải xác định được năng lực, nguồn lực, mục tiêu của mình cũng như công nghệ phù hợp với từng giai đoạn.
Cũng theo ông Tân, không thể có một giải pháp chung áp dụng cho tất cả DN, vì mỗi nhà máy sẽ có một hoàn cảnh khác nhau, nguồn lực khác nhau. Với các DN nhỏ, việc chuyển đổi số có thể thực hiện bằng từng bước đi nhỏ. Trong đó, việc cần làm trước tiên là đánh giá hiện trạng để xác định được nhu cầu, cần làm gì trước, làm gì sau, sau đó tìm đối tác tư vấn để triển khai giải pháp phù hợp.
Các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, ngành gỗ có những đặc thù về quy trình sản xuất nhiều công đoạn, mỗi loại nguyên liệu, phụ liệu cũng có nét đặc trưng riêng, bên cạnh đó là các yếu tố về mỹ thuật, nghệ thuật… nên việc chuyển đổi số cũng phức tạp và khó khăn hơn.
Chuyển đổi số càng sớm càng tốt
Dù có nhiều khó khăn, song các chuyên gia vẫn nhấn mạnh, các DN dù lớn hay nhỏ vẫn nên bắt tay vào chuyển đổi số càng sớm càng tốt để tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay. Theo ông Thắng, với sự phát triển của công nghệ, hiện có rất nhiều giải pháp phù hợp với những nhu cầu cũng như năng lực tài chính khác nhau. Theo đó, thông thường một dự án đầu tư chuyển đổi số sẽ cần khoảng 5 năm để thu hồi vốn và một DN có quy mô khoảng 1.000 công nhân sẽ có mức chi phí đầu tư khoảng 10-15 tỷ đồng.
Nhiều câu chuyện thành công trong thực tế đã cho thấy những lợi ích mang lại cho DN khi thực hiện chuyển đổi số. Ông Trần Anh Vũ, Phó trưởng phòng logistics Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA cho biết, từ năm 2009, công ty đã bắt đầu chuyển đổi số với phần mềm SAP (phần mềm giúp hỗ trợ việc kiểm soát quy trình vận hành của DN) và liên tục cập nhật các phiên bản mới. Tuy nhiên, do ngành gỗ Việt Nam có những đặc thù riêng, nên bên cạnh việc áp dụng SAP, công ty còn phải phát triển một đội ngũ để viết các phần mềm vệ tinh xoay quanh phần mềm trung tâm là SAP.
Theo ông Trần Anh Vũ, ban lãnh đạo Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA rất quyết tâm và gần như không ngại về vấn đề chi phí cho chuyển đổi số. Chỉ riêng việc đầu tư cho SAP, công ty đã chi ra khoảng hơn 40 tỷ đồng, chưa kể các giải pháp xung quanh đó. Tuy nhiên, sự đầu tư này đã cho thấy nhiều lợi ích khá rõ ràng, đó là khả năng quản lý tới tận chân công trình, quản lý được từng sản phẩm và tạo ra được sự thúc đẩy tiến độ công việc trong nội bộ công ty. Theo đó, không còn tình trạng công việc bị dồn ứ hay việc thất lạc hàng hóa, sai sót về công việc cũng giảm xuống mức thấp nhất…
Ông Hà Tất Thắng cũng cho biết, giai đoạn trước, do những khó khăn từ thị trường xuất khẩu, sự quan tâm của các DN gỗ đối với chuyển đổi số có chậm lại, song các DN vẫn dành ngân sách để cải tiến thiết bị, cải tiến hoạt động nhà máy. Nhưng từ đầu năm 2024 đến nay, tình hình thị trường đang tốt hơn, sự quan tâm của các DN đối với chuyển đổi số cũng có sự cải thiện.
Theo Tạp chí Hải quan
Bình luận
Nổi bật
Quảng Ninh: Diễn đàn đầu tư số Quốc tế tại Việt Nam năm 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Trong khuôn khổ Tuần lễ số Quốc tế Việt Nam được tổ chức tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, ngày 20/11, Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ủy ban Nhân dân tỉnh tổ chức Diễn đàn đầu tư số quốc tế tại Việt Nam năm 2024.
10 giải pháp công nghệ vào chung kết Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 15:43
(CL&CS) - Vừa qua, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (Bộ Công an) cho biết, Cuộc thi Dữ liệu với cuộc sống 2024 (Data for life 2024) do Bộ Công an phát động, đã chọn được 10 đội xuất sắc vào chung kết, diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/11 tới.
Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin thúc đẩy kinh tế số
sự kiện🞄Thứ năm, 21/11/2024, 10:51
(CL&CS) - Hiện nay, việc ưu tiên tập trung vào một số ngành, lĩnh vực trọng điểm mà Việt Nam có tiềm năng lớn và dư địa phát triển kinh tế số gồm: Thương mại bán buôn, bán lẻ; nông nghiệp; công nghiệp chế biến, chế tạo; du lịch; logistics.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.