Giải Nobel Y Sinh 2020 được trao cho ba giáo sư phát hiện virus viêm gan C
(CL&CS) - Ba khoa học gia hàng đầu Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M. Rice (Mỹ) đã đoạt Giải Nobel Y Sinh 2020 nhờ thành tựu phát hiện virus viêm gan C.
Trong buổi lễ công bố giải đầu tiên vào ngày 5/10 tại Thụy Điển, Ủy ban Nobel khẳng định rằng, cả ba đã góp phần cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới, được vinh danh vì "đóng góp mang tính quyết định trong cuộc chiến chống lại bệnh lây truyền qua đường máu, một vấn đề sức khỏe toàn cầu gây ra xơ gan và ung thư gan giai đoạn cuối".
Ủy ban Nobel nhấn mạnh, nghiên cứu của họ đã giúp làm sáng tỏ nguyên nhân của bệnh viêm gan, vốn không thể giải thích được bởi virus viêm gan A và B.
Theo Ủy ban, "Nhờ sự phát hiện của họ, các bộ xét nghiệm máu độ nhạy cao tìm virus đã được phổ biến, góp phần đẩy lùi viêm gan ở nhiều nơi trên thế giới, cải thiện đáng kể sức khỏe nhân loại, giúp ra đời các loại thuốc kháng virus chống viêm gan C. Lần đầu tiên trong lịch sử, căn bệnh này có thể được chữa khỏi, thắp lên hy vọng xóa sổ viêm gan C cho nhân loại".

(Từ trái qua) Ba giáo sư Harvey J. Alter (Mỹ), Michael Houghton (Anh) và Charles M. Rice (Mỹ) đoạt Giải Nobel Y Sinh 2020 (Ảnh: Reuters)
Alter sinh năm 1935 tại New York, thực hiện nghiên cứu về virus viêm gan C tại Viện Y tế Quốc gia Mỹ ở Bethesda, cũng là nơi ông làm việc hiện nay. Rice sinh năm 1952 tại California. Ông nghiên cứu về viêm gan tại Đại học Washington ở St Louis, hiện làm việc tại Đại học Rockefeller ở New York. Còn Houghton sinh năm 1950 tại Anh, làm nghiên cứu tại California trước khi chuyển tới Đại học Alberta ở Canada.
Quá trình phát hiện virus viêm gan C của họ chia làm ba giai đoạn. Đầu tiên, Alter thu thập các mẫu máu từ ngân hàng máu Viện Y tế Quốc gia Mỹ, phát hiện ra rằng dù được truyền máu không chứa virus viêm gan B, người khỏe mạnh có thể nhiễm viêm gan C. Mầm bệnh thậm chí có thể lây lan từ người sang khỉ.
Vài năm sau đó, phát hiện căn bản này đặt nền móng cho các nghiên cứu của Houghton, đã trực tiếp nhân bản virus viêm gan C, thành công vào năm 1989. Đây là bước đột phá của y khoa. Giai đoạn cuối, công trình của Rice lý giải cách virus được truyền từ người sang khỉ.
Năm ngoái, Giải Nobel Y Sinh đã được trao cho các giáo sư William Kaelin, Gregg Semenza và Peter Ratcliffe, nghiên cứu về cách tế bào cảm nhận và thích ứng với mức độ oxy trong cơ thể, đặt nền móng giúp thấu hiểu mức độ oxy ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng chuyển hóa và sinh lý của tế bào.
Khi biết đạt giải, ba giáo sư rất ngạc nhiên và cực kỳ hạnh phúc. Công trình của họ tạo tiền đề cho việc xét nghiệm máu phát hiện bệnh và bào chế các loại thuốc đặt trị, đã cứu sống hàng chục triệu người. Đạt giải thưởng Nobel danh giá, sẽ nhận một huy chương bằng vàng và 10 triệu kronor Thụy Điển từ tài sản của người sáng lập Alfred Nobel để lại.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ước tính mỗi năm có 70 triệu người mắc và 400.000 người chết vì bệnh liên quan viêm gan. Trước đó, giáo sư Brooke Bloomberg cũng đã đoạt Giải Nobel Y Sinh năm 1976 nhờ phát hiện virus viêm gan B. Trong các ngày tới, giải Nobel Vật lý, Hóa học, Văn chương, Hòa bình, Kinh tế sẽ được tiếp tục vinh danh.
Tường Quyên
Bình luận
Nổi bật
Phấn đấu đến 2030 làm chủ được công nghệ sản xuất 15 loại vắc xin cho tiêm chủng
sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 09:19
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 1018/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1286/QĐ-TTg ngày 25/10/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình bảo đảm nguồn cung ứng vắc xin cho tiêm chủng đến năm 2030.
Tăng cường giám sát chất lượng thuốc tại Việt Nam
sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 08:35
(CL&CS) - Theo TS. Tạ Mạnh Hùng – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cho biết, mỗi năm các đơn vị kiểm nghiệm lấy 40.000 mẫu thuốc lưu hành trên thị trường để kiểm tra, giám sát chất lượng. Thông qua hoạt động kiểm nghiệm sẽ phát hiện những mẫu thuốc không đạt chất lượng, mẫu thuốc giả.
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân
sự kiện🞄Thứ tư, 28/05/2025, 08:34
(CL&CS) - Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1012/QĐ-TTg ngày 26/5/2025 phê duyệt Đề án "Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực phục vụ phát triển điện hạt nhân đến năm 2035".
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.