Giá dầu tăng vọt: Dầu khí chờ “cứu”, Bamboo Airways chưa bay đã thấy lo
(NTD) - Giá dầu thế giới đang trên đà tăng mạnh khiến doanh nghiệp dầu khí chờ được “cứu” nhưng doanh nghiệp hàng không, đặc biệt là Bamboo Airways chưa bay đã lo ngay ngáy.
Dầu khí chờ “cứu”
Trong 2 tuần trở lại, giá dầu trên thị trường thế giới đồng loạt tăng mạnh. Đóng cửa phiên giao dịch đầu tuần mới, giá dầu thô Brent kỳ hạn giao sau tăng 37 US cent lên 78,01 USD/thùng, giá dầu thô Tây Texas WTI tăng 30 US cent lên 70,1 USD/thùng.
Chỉ trong vòng nửa tháng, cả hai loại dầu đều tăng mạnh, dầu Brent tăng hơn 10% do dự kiến nguồn cung sẽ thắt chặt vào cuối năm nay, trong khi khối lượng giao dịch thị trường Mỹ giảm do nước này nghỉ ngày lễ lao động.
Diễn biến này có giá dầu khiến giới chuyên gia một lần nữa thêm kỳ vọng vào “vàng đen”. Theo kết quả thăm dò mà Reuters tiến hành ở 44 nhà phân tích và nhà kinh tế, giá dầu thô Brent dự báo tăng 29 US cent so với dự báo cách đây một tháng.
![]() |
Giá dầu thô tăng, doanh nghiệp dầu khí hưởng lợi. |
Dầu thô là nguyên liệu đầu vào quan trọng với tất cả các ngành kinh tế nhưng doanh nghiệp dầu khí mới là các đơn vị chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ biến động của giá dầu. Khi giá dầu thô lao xuống đáy, ngay cả những "ông lớn" trong ngành như Tổng công ty Khí Việt Nam (GAS), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đều lao đao. Và khi giá dầu phục hồi, có đơn vị được “giải cứu”.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PVS) chứng kiến lợi nhuận giảm từ 643 tỷ đồng xuống chỉ còn 213 tỷ đồng. Trong khi đó, Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVD) phải gánh khoản lỗ gần 308 tỷ đồng.
Khi giá dầu tiếp tục tăng, cả PVS và PVD đều có “cửa” để “giải cứu”. Tuy nhiên, để cả PVS và PVD thăng hoa là điều rất khó vì thời gian qua, PVS, PVD không chỉ phụ thuộc nhiều vào giá dầu mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như khoản vay ngoại tệ cao.
Trong khi PVS, PVD và nhiều doanh nghiệp nhỏ ngành dầu khí chờ giá dầu “giải cứu” thì ông lớn GAS lại chờ thăng hoa nhờ giá dầu. Trong 6 tháng đầu năm 2018, GAS chứng kiến lợi nhuận sau thuế tăng 142% lên 5.816 tỷ đồng. Nguyên nhân chính tạo động lực cho GAS chính là giá dầu bình quân trong kỳ tăng 18,8 USD/thùng, tương ứng 36% lên 70,57 USD/thùng.
Theo GAS, giá dầu tăng khiến cho giá bán các sản phẩm của PVGAS cũng tăng tương ứng dẫn đến lợi nhuận tăng mạnh. Vì vậy, khi giá dầu tiếp tục tăng trong quý 3/2018, cổ đông GAS kỳ vọng ông lớn ngành dầu khí sẽ thăng hoa trong năm 2018.
Bamboo Airways chưa bay đã lo ngay ngáy
Ở chiều ngược lại, ngành hàng không chịu ảnh hưởng tiêu cực khi giá dầu tăng. Trong 6 tháng đầu năm 2018, các doanh nghiệp ngành này đã “thấm mệt” với sức nóng của giá dầu.
Ngay khi lên kế hoạch kinh doanh, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) đã đánh giá giá nhiên liệu là thách thức hàng đầu trong hoạt động năm 2018. Vì vậy, "ông lớn" ngành hàng không khá dè dặt khi đưa ra những mục tiêu cụ thể.
Trong năm 2018, Vietnam Airlines đặt mục tiêu doanh thu 97.073 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2017 nhưng lợi nhuận dự kiến giảm 18% xuống còn 1.917 tỷ đồng. Tất cả là do Vietnam Airlines dự báo giá dầu sẽ tăng cao, dao động từ 75 tới 80 USD/thùng.
![]() |
Chưa bay, Bamboo Aiways đã gặp áp lực giá dầu tăng. |
Ngành hàng không rất “sợ” giá dầu tăng vì nguyên liệu đầu vào này chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí. Tại Vietnam Airlines, chi phí xăng dầu bình quân chiếm khoảng 30% tổng chi phí hoạt động, những lúc cao nhất lên đến 38% và lúc thấp là 24 - 25%. Tại Vietjet Air, chi này này chiếm 41-46% tổng chi phí.
Tuy nhiên, là những doanh nghiệp hoạt động lâu năm trên thị trường và nắm giữ thị phần lớn nên cả Vietnam Airlines và Vietjet Air đều đã có những đáp án cho bài toán giá dầu tăng. Đáng lo ngại nhất chính là "tân binh" Bamboo Airways.
Ngày 18/8/2018, FLC đã tổ chức sự kiện giới thiệu hãng hàng không Bamboo Airways. Dự kiến, Bamboo Airways sẽ khai thác 37 đường bay nội địa và quốc tế.
Trước khi ra mắt chính thức, Bamboo Airways đã trải qua rất nhiều thăng trầm và nghi ngại. Bên cạnh đó, hãng hàng không này cũng dành rất nhiều chi phí để mua máy bay cũng như chiêu mộ người lao động.
Tháng 3/2018, Tập đoàn FLC đã ký thỏa thuận mua 24 máy bay A321 NEO của Airbus. Đến tháng 6/2018, FLC tiếp tục ký kết thỏa thuận mua 20 máy bay 787-9 Dreamliner của Boeing.
Những khoản chi khổng lồ để mua máy bay chắc chắn sẽ tạo nên áp lực trả nợ rất lớn cho Bamboo Airways. Tuy nhiên, trước mắt, hãng hàng không này phải đối mặt với chi phí nguyên liệu tăng mạnh. Đặc biệt, Bamboo Airways lại đi theo phân khúc giá rẻ nên doanh thu sẽ rất chật vật để bù vào chi phí hoạt động, đặc biệt là chi phí nguyên liệu.
Vy Vy
Bình luận
Nổi bật
Năm 2025, GC Food khai phá tiềm năng, tăng trưởng bền vững
sự kiện🞄Thứ ba, 08/04/2025, 14:58
(CL&CS) - Tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được trong năm 2024, năm nay, GC Food đặt ra những mục tiêu tăng trưởng mạnh mẽ với doanh thu thuần và lợi nhuận sau thuế dự kiến tăng lần lượt 24% và 41% so với năm trước.
Đến 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước
sự kiện🞄Thứ ba, 08/04/2025, 07:11
(CL&CS)- Thông báo nhấn mạnh quyết tâm đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Bưu điện Việt Nam đạt chứng nhận tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin
sự kiện🞄Thứ hai, 07/04/2025, 12:49
(CL&CS)- Ngày 01/4/2025, Bưu điện Việt Nam chính thức được trao chứng nhận ISO/IEC 27001:2022 - tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý an toàn thông tin (ISMS - Information Security Management System).
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.