Thứ tư, 13/04/2022, 14:11 PM

EVN công bố 6 sản phẩm tự động hoá "Make by EVN"

(CL&CS)- EVN đã công nhận 6 sản phẩm tự động hóa "Make By EVN" gồm: Chương trình Quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến OMS (của Tổng công ty Điện lực TPHCM; công tơ điện tử CPC EMEC (của Tổng công ty Điện lực miền Trung);...

Tự động hóa quy trình sản xuất sẽ thúc đẩy và mang lại hiệu quả trong tác điều hành, vận hành hệ thống điện liên tục, an toàn, ổn định để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng và phù hợp với xu thế chuyển đổi số chung của toàn xã hội.

Tại Hội nghị "Tự động hóa ngành điện trong xu thế chuyển đổi số" do Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tổ chức ngày 12/4 tại TPHCM, các ý kiến tham luận đều cho rằng đẩy mạnh quá trình tự động hóa ngành điện theo xu thế chuyển đổi số có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc tăng năng lực của ngành điện đồng thời sẽ thúc đẩy công tác điều hành, vận hành hệ thống điện liên tục, an toàn, ổn định để ngày càng nâng cao hơn nữa chất lượng phục vụ khách hàng. Đồng thời, Hội nghị cũng là cơ hội để Tập đoàn và các đơn vị thành viên báo cáo kết quả đã thực hiện, đồng thời trao đổi, thảo luận, học hỏi kinh nghiệm và hợp tác với các đối tác để tạo ra nhiều sản phẩm ứng dụng về tự động hóa và chuyển đổi số mang lại hiệu quả cao.

chuyen doi so

Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam đã và đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và quyết tâm cơ bản hoàn thành chuyển đổi số vào năm 2022, chuyển đổi hoạt động theo mô hình doanh nghiệp số vào năm 2025.

Để hiện thực hóa những kế hoạch và mục tiêu tự động hóa của toàn ngành trong lộ trình thực hiện Chuyển đổi số, Tập đoàn đã phát động chương trình phát triển các sản phẩm tự động hóa với tên gọi "Make by EVN", trong đó các sản phẩm tự động hóa "Make by EVN" phải do các đơn vị trong Tập đoàn tự nghiên cứu và phát triển. Tập đoàn đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2025, EVN có 10 sản phẩm "Make by EVN" và 3 "Make in Việt Nam".

Theo đó, năm 2022, EVN đã công nhận 6 sản phẩm tự động hóa "Make By EVN" gồm: Chương trình Quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến OMS (của Tổng công ty Điện lực TPHCM; công tơ điện tử CPC EMEC (của Tổng công ty Điện lực miền Trung);  Phần mềm thu thập dữ liệu công tơ đo đếm (EVNHES) (của Công ty Viễn thông Điện lực và CNTT); trạm sạc nhanh cho ô tô điện (của Tổng công ty Điện lực miền Trung); thiết bị chỉ thị và cảnh báo sự cố trên lưới điện trung áp (SRFI) và Hệ thống cảnh báo sự cố lưới điện (của Tổng công ty Điện lực miền Trung); Số hóa công tác điều độ lưới điện (của Tổng công ty Điện lực TP.Hà Nội).

Tự hào có 1 sản phẩm được xét chọn là sản phẩm "Make by EVN", ông Luân Quốc Hưng, Phó Tổng giám đốc EVNHCMC, cho biết EVNHCMC xác định tự động hóa là một cấu phần quan trọng trong việc triển khai đề án xây dựng Lưới điện thông minh. Qua việc ứng dụng chương trình Quản lý mất điện trên sơ đồ đơn tuyến (OMS), việc cung cấp điện, phát hiện mất điện, sửa chữa điện, quản lý cung cấp điện sẽ được thực hiện trực quan sinh động trên sơ đồ đơn tuyến. Ngoài ra, kết hợp với hệ thống tự động hóa, thiết bị được giám sát điều khiển, công tơ đo đếm thông minh để truyền dữ liệu về chương trình này và qua đó ngành điện có thể giám sát được tỉnh hình cung cấp điện trên toàn địa bàn TP 24/7.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

Đến năm 2030, 100% cơ quan, doanh nghiệp nhà nước sử dụng các dịch vụ điện toán đám mây

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 13:48

(CL&CS) - Đó là một trong những mục tiêu cụ thể của Chương trình hành động quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây giai đoạn 2025-2030.

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

Trao quyền cho địa phương trong lĩnh vực KH&CN: UBND cấp tỉnh được quản lý những gì?

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - UBND cấp tỉnh được quyền cấp phép cung cấp dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, xử lý vi phạm và yêu cầu chấm dứt hoạt động cung cấp dịch vụ và triển khai chiến lược chuyển đổi số riêng của mình.

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Phân cấp, phân quyền trong khoa học và công nghệ: Định hướng phù hợp với mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

sự kiện🞄Thứ sáu, 13/06/2025, 10:01

(CL&CS) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 132/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025 quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ KH&CN. Việc ban hành Nghị định này không chỉ là bước đi phù hợp trong tiến trình cải cách thể chế, mà còn là tiền đề quan trọng để đẩy mạnh phát triển KHCN, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại địa phương.