Thứ tư, 25/09/2024, 17:30 PM

Đường sắt tốc độ cao 350km/h đi qua 20 tỉnh thành, nối hai đô thị đặc biệt của Việt Nam cần thẳng nhất có thể, 'gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu'

Bên cạnh vận chuyển hành khách, tuyến đường sắt này vẫn đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có khả năng vận tải hàng hóa khi cần thiết.

Sáng ngày 25/9, tại trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì làm việc với các bộ ngành về tình hình triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam. Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy đã báo cáo mục tiêu đầu tư của dự án là xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải. Dự án này không chỉ góp phần tái cơ cấu thị phần vận tải trên hành lang Bắc - Nam một cách tối ưu và bền vững mà còn tạo tiền đề và động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời bảo đảm quốc phòng và an ninh.

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án sẽ xây mới tuyến đường sắt đôi tốc độ cao với khổ 1.435mm, điện khí hóa, với tốc độ thiết kế lên tới 350km/h và tải trọng 22,5 tấn/trục. Tuyến đường sắt này có chiều dài khoảng 1.541km, bao gồm 23 ga hành khách và 5 ga hàng hóa. Mặc dù chủ yếu vận chuyển hành khách, tuyến đường vẫn đáp ứng yêu cầu lưỡng dụng phục vụ quốc phòng, an ninh và có khả năng vận tải hàng hóa khi cần thiết. 

Phạm vi đầu tư của dự án bắt đầu tại TP. Hà Nội, cụ thể là tại tổ hợp ga Ngọc Hồi và điểm cuối nằm tại ga Thủ Thiêm, TP. HCM. Dự án đi qua địa phận 20 tỉnh, thành phố gồm: Hà Nội, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai, TP. HCM.

Tại cuộc họp, các đại biểu đã nhấn mạnh rằng việc đầu tư một dự án lớn như đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam cần "thắt lưng, buộc bụng" để tập trung đầu tư, tạo đòn bẩy cho phát triển.

Lãnh đạo các Bộ, ngành cũng làm rõ một số nhóm cơ chế và chính sách đặc thù trong báo cáo nghiên cứu tiền khả thi chuẩn bị trình Quốc hội trong kỳ họp sắp tới. Các nội dung quan trọng bao gồm hình thức đầu tư, giải pháp huy động vốn, phương án triển khai kết nối với các phương thức vận tải khác, định hướng phát triển công nghiệp, dịch vụ đường sắt, khai thác hiệu quả quỹ đất dọc tuyến. Ngoài ra, việc phân cấp và phân quyền cho các Bộ, ngành và địa phương cũng được nhấn mạnh để đảm bảo sự phối hợp và hiệu quả trong triển khai dự án.

Hình minh họa Al tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: Internet

Hình minh họa Al tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Ảnh: Internet

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh rằng, bên cạnh phạm vi đầu tư từ điểm đầu tại Hà Nội đến điểm cuối tại TP. HCM, cần xem xét và nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đường sắt tốc độ cao từ địa đầu Móng Cái đến mũi Cà Mau. 

"Bộ GTVT phải phân tích ưu điểm, lợi ích đầu tư toàn tuyến sẽ kết nối đồng bộ với các phương thức vận tải khác so với đầu tư trước một số đoạn tuyến. Đánh giá hiệu quả của đường sắt tốc độ cao chuyên vận chuyển hành khách (hoặc kết hợp vận tải hàng hóa khi cần thiết) đối với cả nền kinh tế, chứ không giới hạn trong ngành đường sắt", Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu.

Bên cạnh đó, báo cáo tiền khả thi cần nêu rõ quan điểm về việc đầu tư xây dựng tuyến đường sắt với tốc độ thiết kế 350km/h theo hướng "thẳng nhất có thể", "gặp núi qua núi, gặp sông bắc cầu".

Về hình thức triển khai đầu tư, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT làm rõ ưu điểm và nhược điểm của việc xem toàn tuyến như một dự án duy nhất hay có nhiều dự án thành phần.  Đồng thời, Bộ cần đề xuất cơ chế và chính sách đặc thù liên quan đến việc phân kỳ đầu tư, phân bổ nguồn vốn từ Trung ương, địa phương một lần hay theo giai đoạn 5 năm một lần, sử dụng trái phiếu, ODA và các nguồn hợp pháp khác, tận dụng dư địa mức trần nợ công. Đặc biệt, các cơ chế và chính sách đặc thù đã được áp dụng cho đường sắt đô thị ở TP. Hà Nội và TP. HCM cũng cần được xem xét để áp dụng cho các địa phương có tuyến đường sắt đi qua. 

Năm 2016, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 1210/2016 về phân loại đô thị. Theo nghị quyết này, đô thị đặc biệt được xác định là có vai trò và chức năng quan trọng, là thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia và quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế cũng như khoa học và công nghệ.

Ngoài ra, đô thị đặc biệt còn là các trung tâm giao thông và giao lưu quốc gia và quốc tế, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.

Dựa trên quy định này, Chính phủ đã xếp Hà Nội và TP. HCM vào nhóm đô thị đặc biệt, trong khi đó, Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ được phân loại là đô thị loại I.

Đại Dương

Bình luận

Nổi bật

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá, về đích; phấn đấu đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 20:00

(CL&CS) - Các chỉ tiêu chủ yếu của năm 2025 được đề ra gồm: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 đô la Mỹ (USD); Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%...

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

Lạng Sơn: Tập trung đầu tư hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu

sự kiện🞄Thứ năm, 14/11/2024, 09:04

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1371/QĐ-TTg ngày 13/11/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Lạng Sơn thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

Quốc hội chốt mục tiêu tăng GDP năm 2025 ở mức 6,5-7%

sự kiện🞄Thứ tư, 13/11/2024, 20:59

(CL&CS)- Chiều 12/11, với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.