Thứ ba, 05/10/2021, 16:11 PM

Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt trong phòng, chống dịch

(CL&CS)- Trong cuộc chiến chống COVID-19, việc ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả đã trở thành một trong những yếu tố then chốt giúp ngăn chặn sự lây lan của vi rút. Đồng thời giúp việc giám sát, theo dõi, cách ly và kiểm soát dịch trở nên dễ dàng hơn.

Dịch Covid-19 với biến chủng Delta có tốc độ lây lan rất nhanh đã khiến nhiều quốc gia, kể cả những nước phát triển, phải đối mặt với thách thức không nhỏ. Trong chiến lược mới của nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã nhấn mạnh 6 nguyên tắc để thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch bệnh Covid-19. Trong 6 nguyên tắc đó thì việc xét nghiệm chủ động và tiêm vắc xin, ứng dụng công nghệ thông tin được Chính phủ xác định là một trong ba mũi tấn công nhằm nhanh chóng kiểm soát dịch COVID-19 đưa xã hội hoạt động an toàn trong điều kiện “bình thường mới”.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã thành lập Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch COVID-19 quốc gia. Trung tâm là đầu mối điều phối các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ, hợp tác liên quan đến kỹ thuật, công nghệ để phòng, chống dịch; phát triển hoặc nhận chuyển giao những giải pháp công nghệ mới trong phòng, chống dịch; quản lý thống nhất, kết nối tập trung và phân phối dữ liệu khai báo y tế điện tử, khai báo di chuyển nội địa, kiểm soát ra - vào các điểm kiểm dịch COVID-19.

Để phục vụ hiệu quả công tác phòng, chống dịch Covid-19, Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 quốc gia đã giới thiệu 3 nền tảng bắt buộc áp dụng thống nhất trên toàn quốc là: Nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý vào/ra địa điểm công cộng sử dụng mã QR; nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm; nền tảng quản lý tiêm chủng phòng Covid-19.

he thong xac nhan the xanh

Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt trong phòng, chống dịch

Tính đến ngày 28-9, trên toàn quốc, nền tảng khai báo y tế điện tử và quản lý vào/ra sử dụng mã QR đã có thêm hơn 100.000 địa điểm đăng ký kiểm soát thông tin; hơn 1,7 triệu địa điểm đăng ký kiểm soát thông qua mã QR. Nền tảng quản lý tiêm chủng có gần 39,8 triệu mũi tiêm cập nhật (trong tổng số trên 40,2 triệu mũi đã tiêm), đạt tỷ lệ 98,96%. Nền tảng hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm theo hình thức điện tử trực tuyến được 18/63 tỉnh, thành phố triển khai (28/63 tỉnh, thành phố đang chuẩn bị triển khai), hỗ trợ 4,3 triệu lượt người lấy mẫu xét nghiệm và trả kết quả xét nghiệm qua ứng dụng Bluezone cho 1,28 triệu lượt người.

Theo Ông Nguyễn Huy Dũng, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, trong bối cảnh dịch Covid-19, rất nhiều ứng dụng, nền tảng số đã được phát triển chỉ trong thời gian rất ngắn, góp phần nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, giúp doanh nghiệp, người dân duy trì hoạt động. Riêng phục vụ phòng, chống dịch, Thứ trưởng Nguyễn Huy Dũng cho biết, Bộ Y tế đã xác định 3 nền tảng: Khai báo y tế điện tử và quản lý vào/ra địa điểm công cộng sử dụng mã QR; hỗ trợ lấy mẫu và trả kết quả xét nghiệm; quản lý tiêm chủng phòng Covid-19 và 2 ứng dụng: Sổ sức khỏe điện tử, Bluezone, được triển khai thống nhất trên toàn quốc. 

images2403861_T6a_img_9598_2

Để người dân sử dụng thuận tiện, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng thống nhất dùng chung một ứng dụng chính thức về phòng, chống dịch. Bộ Thông tin và Truyền thông đã giao Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 xây dựng, phát triển. Chỉ trong thời gian ngắn, Trung tâm đã giới thiệu và ra mắt “Ứng dụng phòng, chống Covid-19” (PC Covid). Kiến trúc sư trưởng của Trung tâm Công nghệ phòng, chống dịch Covid-19 Nguyễn Tử Quảng cho biết, PC Covid được thiết kế để thay thế và tích hợp các ứng dụng đang được triển khai như: Bluezone, NCOVI, VneID, tokhaiyte, khai báo mã QR… 

Ngoài ra, nhiều ứng dụng khoa học, công nghệ cũng được phát triển, sử dụng có hiệu quả trong thời gian Covid-19 diễn biến phức tạp. Chẳng hạn như tại Trung tâm chỉ huy, kiểm tra trực tuyến về công tác phòng chống dịch từ phòng làm việc của Thủ tướng kết nối tới 2.594 điểm cầu tại các xã, phường, thị trấn thuộc các tỉnh thành đang thực hiện chỉ thị 16 của 19 tỉnh, thành phố phía Nam đang thực hiện giãn cách và tăng cường giãn cách xã hội. Đây là hệ thống họp trực tuyến đầu tiên phục vụ Thủ tướng kiểm tra, chỉ đạo, điều hành trực tiếp xuống các “pháo đài”, giúp công tác phòng, chống dịch Covid-19 được nhanh chóng, kịp thời đến các vùng dịch có diễn biến phức tạp. 

Hay như ứng dụng Telehealth (khám, chữa bệnh từ xa tích hợp công nghệ thông tin) cũng đã được ngành Y tế sử dụng trong điều trị bệnh nhân Covid-19 và mang lại hiệu quả thiết thực. Cùng với đó, nền tảng học và thi trực tuyến VNPT E-Learning giúp ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai hiệu quả công tác giáo dục đào tạo trong thời gian qua...

Mạng xã hội cũng hỗ trợ đắc lực trong phòng, chống dịch với tính năng Zalo Connect, - kết nối để cứu trợ COVID-19 trên các địa bàn trong cả nước. Hỗ trợ kết nối những nhà hảo tâm với những trường hợp gặp khó khăn và có nhu cầu giúp đỡ trong thời điểm dịch COVID-19. Tính năng này như một chiếc cầu nối giúp các cá nhân, tổ chức thiện nguyện có thể tiếp cận dễ dàng đến các trường hợp có hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh khu vực sinh sống của mình và cứu trợ một cách kịp thời để không ai bị bỏ rơi trong dịch bệnh.

Những giải pháp ứng dụng công nghệ trong phòng, chống dịch COVID-19 đang trở thành “lá chắn” góp phần hạn chế lây lan, đẩy lùi dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho thấy khả năng rất lớn của cộng đồng doanh nghiệp số Việt Nam. Việc đưa vào sử dụng những ứng dụng, nền tảng số với việc liên thông các cơ sở dữ liệu lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch, mà còn được coi là "cú hích" để thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng xã hội số, kinh tế số trong thời gian tới.

Trung Kiên

Bình luận

Nổi bật

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp

Thúc đẩy chuyển đổi số ngành nông nghiệp

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

(CL&CS) - Chiều ngày 14/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức Hội nghị chuyên đề “Thúc đẩy số hóa ngành nông nghiệp” kết nối trực tuyến đến điểm cầu trụ sở UBND thuộc 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang, Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị.

Khoa học và công nghệ là nguồn tài nguyên vô tận để nước ta đi lên

Khoa học và công nghệ là nguồn tài nguyên vô tận để nước ta đi lên

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:21

(CL&CS)- Sáng 15/5, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ chào mừng Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5 và kỷ niệm 65 năm thành lập Bộ Khoa học và Công nghệ (1959 - 2024)

Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực đột phá

Việt Nam - Trung Quốc: Hợp tác kinh tế xanh, kinh tế số sẽ là động lực đột phá

sự kiện🞄Thứ năm, 16/05/2024, 07:18

(CL&CS) - Ngày 14/5, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc tọa đàm với các doanh nghiệp Trung Quốc tiêu biểu trong lĩnh vực phát triển kinh tế xanh, kinh tế số.