Du khách thích thú tự tay gói bánh chưng ngày Tết cổ truyền
(CL&CS) - Không khí ấm áp, sum vầy cùng gói bánh chưng dịp Tết Nguyên đán được tái hiện tại ngôi nhà di sản 87 Mã Mây (quận Hoàn Kiếm) thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế tham gia.
Nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa Mừng Đảng - Mừng Xuân với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”, tại Ngôi nhà Di sản (87 phố Mã Mây, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đang diễn ra hoạt động gói, luộc bánh chưng đón Tết cổ truyền theo cách của người Hà Nội xưa.
Đây là hoạt động của ban quản lý hồ Gươm và phố cổ Hà Nội với mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ.
Với chủ đề “Tết Việt - Tết Phố 2024”, chương trình gồm nhiều hoạt động diễn ra tại các di tích, nhằm tái hiện nhiều nét văn hóa truyền thống của người dân phố cổ Hà Nội. Tại ngôi nhà di sản 87 phố Mã Mây, khách tham quan sẽ thấy hình ảnh người Hà Nội xưa đón Tết thông qua sự sắp đặt trong không gian ngôi nhà và hoạt động gói bánh chưng.
Để Tết Nguyên đán không bị mai một ý nghĩa mà càng trở nên đặc biệt hơn, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và phố cổ Hà Nội mong muốn truyền tải đến nhân dân, du khách một số nét đặc trưng của ngày Tết truyền thống tại khu phố cổ Hà Nội.
Gói bánh chưng luôn là nét văn hóa truyền thống được các gia đình duy trì đều đặn hàng năm. Các thành viên trong trang phục áo dài truyền thống thực hiện việc gói bánh chưng Tết.
Nguyên liệu gói bánh chưng bao gồm lá dong, gạo nếp, đỗ xanh, thịt ba chỉ. Đỗ xanh làm nhân bánh được chọn lọc rất kỹ, là loại đỗ hạt tiêu nhỏ, hạt tròn mây mẩy. Thịt lợn phải là loại nạc vai, dính chút mỡ để tạo vị béo ngậy, được ướp tiêu xay thơm nồng.
Ngoài bánh chưng vuông, bánh chưng dài cũng được người Hà Nội gói và dịp Tết góp giúp mâm cỗ thêm phong phú. Bánh chưng dài thường có lượng đỗ (đậu xanh) ít hơn, rất ít hoặc không có thịt, có thể để ăn lâu ngày sau Tết, tiện lợi khi xắt thành từng lát bánh tròn để rán vàng giòn.
Ông Lê Viết Thắng (quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Rất lâu rồi tôi chưa được tự tay gói bánh chưng. Tôi thấy xúc động khi tham gia hoạt động này, bởi nó gợi lại những ký ức xưa cùng gia đình quây quần bên nồi bánh chưng ngày Tết”.
Bánh chưng được các thành viên trong câu lạc bộ đình làng Việt trực tiếp gói bằng tay, không dùng khuôn. Để gói bánh, đầu tiên là phải ngâm gạo. Gạo phải chọn gạo nếp cái hoa vàng bánh mới ngon, mới dẻo thơm. Gạo ngâm từ 6 - 8 tiếng. Bí quyết là “Thịt nằm kín trong đỗ, đỗ nằm kín trong gạo”.
Du khách đến đây sẽ được cảm nhận không gian Tết của một gia đình Hà Nội xưa với mâm cỗ Tất niên, cảnh quây quần bên nồi bánh chưng, thưởng thức các món ăn đặc sản Tết của Hà Thành...
Là người say mê văn hóa Việt Nam, bà Carol Holand (nhà văn người Anh) chia sẻ: “Tôi đã viết được một vài cuốn sách về văn hóa của Việt Nam. Tôi thấy rất thú vị khi được theo dõi, trải nghiệm gói bánh chưng ngày Tết. Đến với Hà Nội dịp này và trải nghiệm không khí Tết, gợi cho tôi nhiều ý tưởng sáng tạo trong cuốn sách của mình”.
Đây là hoạt động nằm trong chuỗi hoạt động văn hóa "Mừng Đảng - Mừng Xuân" với chủ đề “Tết Việt – Tết Phố 2024”, Ban quản lý hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã tổ chức tái hiện không gian gói và luộc bánh chưng tại ngôi nhà di sản - 87 Mã Mây.
Trúc Anh
- ▪TẾT YÊU THƯƠNG - Hoạt động ý nghĩa của thầy trò Trường Tiểu học Ngô Mây
- ▪Ý nghĩa của phong tục gói bánh chưng ngày Tết đối với người Việt
- ▪Bảo đảm nếp sống văn minh, an toàn, tiết kiệm trong các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo dịp Tết Nguyên đán
- ▪Ý nghĩa của tục lệ mừng tuổi ngày Tết đối với người Việt
Bình luận
Nổi bật
Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22
(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.
Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31
(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…
Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn
sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29
(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.