Thứ sáu, 10/09/2021, 14:28 PM

Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Eu tăng cao vào cuối năm

(CL&CS)- Theo Bộ Công thương nhu cầu tiêu thụ thủy sản tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại trong những tháng cuối năm 2021, điều này sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.

Theo Bộ Công thương, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường EU trong 6 tháng đầu năm 2021 đạt khoảng 485,3 triệu USD và tăng 20% so với cùng kỳ năm 2020. Mức tăng này cao hơn nhiều so với mức tăng 14,4% của xuất khẩu thủy sản của cả nước.

Trong các mặt hàng thuỷ sản, xuất khẩu tôm sang EU tăng trưởng mạnh. Xuất khẩu sang EU 6 tháng năm 2021 đạt 255,7 triệu USD, tăng 27,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, riêng tôm chân trắng đạt trên 205 triệu USD, tăng 31%.

Về thị trường xuất khẩu trong khu vực EU, các thị trường xuất khẩu thuỷ sản chủ lực của Việt Nam tại khu vực EU đều đạt mức tăng trưởng tốt: Hà Lan (chiếm 20,5% tổng kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang EU, đạt 99 triệu USD, tăng 4,8% so với cùng kỳ năm 2020), Đức (chiếm 19%, đạt 92 triệu USD, tăng 19,3%), Italy (chiếm 13%, đạt 63 triệu USD, tăng 78,7%)…

Theo  Bộ Công thương với kết quả này, EU là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn thứ tư của Việt Nam (sau Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc), chiếm 11,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản, tăng 0,6 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

xuat-khau-thuy-san-16227699262911613126852

Trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA.

Đại diện Bộ Công thương cho biết, trong nhiều năm qua, EU luôn được biết đến là một trong những thị trường xuất khẩu thủy sản hàng đầu của Việt Nam.

Bộ Công thương cũng nhận định, trong những tháng cuối năm 2021, nhu cầu tiêu thụ tại EU đang có xu hướng hồi phục trở lại cộng với những ưu đãi đặc biệt về thuế quan từ EVFTA sẽ tiếp tục tạo thuận lợi cho các sản phẩm thủy sản của Việt Nam tăng thêm tính cạnh tranh tại thị trường EU.

Song trước diễn biến của dịch bệnh, ảnh hưởng của thẻ vàng IUU sẽ tiếp tục là những yếu tố tác động lớn nhất đến xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường này. Hoạt động sản xuất, nuôi trồng, chế biến thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn.

Do vậy, các bộ ngành liên quan cần triển khai kịp thời các biện pháp hỗ trợ cần thiết cho việc phục hồi và duy trì ổn định sản xuất, xuất khẩu, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn và tận dụng tốt cơ hội thị trường trong thời gian tới.

 

Bảo Phương

Bình luận

Nổi bật

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo: Chìa khóa 'bứt phá' năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 12:43

(CL&CS) - Với mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, yếu tố tiên quyết là duy trì và tăng trưởng về năng suất dựa trên khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đổi mới sáng tạo: Yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng

Đổi mới sáng tạo: Yếu tố sống còn giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất, chất lượng

sự kiện🞄Thứ ba, 23/04/2024, 10:16

(CL&CS) - Để thích ứng và tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh mới, các doanh nghiệp cần đổi mới sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa.

TPM, 5S, Kaizen – Bộ công cụ nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp

TPM, 5S, Kaizen – Bộ công cụ nâng cao năng suất chất lượng cho doanh nghiệp

sự kiện🞄Thứ hai, 22/04/2024, 22:03

(CL&CS) - Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam đã được tiếp cận với các công cụ cải tiến năng suất như TPM, 5S, Kaizen mang lại hiểu suất cao, giúp sản phẩm cạnh tranh trên thị trường quốc tế.