Thứ sáu, 03/06/2022, 22:32 PM

Dự án đường trên cao TP.HCM phải mất hơn 50 năm thu phí mới hoàn vốn

(CL&CS) - Thông tin trên vừa được CII cho biết trong báo cáo tóm tắt đề xuất đầu tư xây dựng dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh theo hình thức PPP.

Mới đây, CTCP đầu tư kỹ thuật TP.HCM (CII) vừa trình UBND TP.HCM báo cáo tóm tắt đề xuất đầu tư xây dựng dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh theo hình thức đối tác công tư (PPP).

Sơ đồ dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh

Sơ đồ dự án đường trên cao Bắc - Nam từ đường Cộng Hòa đến đường Nguyễn Văn Linh

Theo đề xuất, dự án có tổng chiều dài khoảng 14,1 km, chia làm 3 đoạn. Trong đó, đoạn 1 dài 3,4 km, theo quy hoạch tuyến trên cao số 1, từ nút giao Cộng Hòa - Trường Chinh đến nút giao Lăng Cha Cả. Đoạn 2 dài 2,6 km, theo quy hoạch tuyến trên cao số 2, từ nút giao Lăng Cha Cả đến ngã ba Bắc Hải - Thành Thái. Đoạn 3 dài 8,1 km theo quy hoạch tuyến trên cao số 3, từ ngã ba Bắc Hải - Thành Thái đến đường Nguyễn Văn Linh. 

Tuy nhiên theo đề xuất mới này của CII thì tổng mức đầu tư thực hiện dự án đã tăng hơn 8.000 tỷ đồng so với cách đây 1 năm, là từ 30.000 tỷ đồng lên 38.192 tỷ đồng. Trong đó, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng là 18.992 tỷ đồng, chi phí xây dựng công trình là 19.200 tỷ đồng. 

Theo CII, mặc dù đã xây dựng rất nhiều mô hình tài chính để tính toán nhưng do tổng mức đầu tư quá lớn nên việc thực hiện toàn bộ dự án bằng hình thức PPP là không khả thi. Vì vậy, CII kiến nghị UBND TP.HCM cho phép áp dụng Điều 72 của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Trong đó, tách dự án làm 2 dự án độc lập. Cụ thể: Dự án 1 là đền bù giải phóng mặt bằng (GPMB) và xây dựng nhà tái định cư, được đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách. Dự án 2 là đầu tư xây dựng đường trên cao Bắc - Nam bằng hình thức BOT. Thời gian xây dựng của dự án 2 là 36 tháng và sẽ được triển khai khi dự án 1 đã hoàn thành. Điều này nhằm tránh lãng phí và hạn chế khó khăn trong giao thông cho người dân do phải ngừng thi công, duy trì các lô cốt, chờ đền bù GPMB. 

Về phương án hoàn vốn dự án, CII cho biết, mức phí sử dụng dịch vụ đường trên cao dự kiến thu tại năm 2026 là 130.000 đồng/lượt (suốt tuyến), áp dụng cho xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải dưới 2 tấn, xe buýt vận tải khách công cộng. Thời hạn 5 năm tăng mức phí 1 lần, mỗi lần 25%. Đồng thời, CII cũng kiến nghị được đầu tư xây dựng và khai thác các căn hộ dịch vụ cho thuê, có thời hạn 49 năm và sau đó toàn bộ được bàn giao lại cho TP.HCM. 

Bên cạnh đó, nhằm bổ sung nguồn hoàn vốn cho dự án, sử dụng có hiệu quả quỹ đất đô thị, tạo điểm nhấn về kiến trúc và quy hoạch, CII còn đề xuất việc xây cao ốc ở phía trên tuyến đường, trong khu vực cù lao Nguyễn Kiệu (Q.4). CII kiến nghị UBND TP.HCM điều chỉnh quy hoạch cù lao Nguyễn Kiệu thành tái định cư và căn hộ dịch vụ cho thuê. Trong đó, phần căn hộ dịch vụ cho thuê là 2,76 ha và phần dành cho tái định cư là 1,74 ha.

Trước đó, cuối tháng 5/2021, giới chuyên gia và người dân ở TP.HCM quan tâm tới đề xuất của CII làm tuyến đường trên cao 30.000 tỷ đồng. Dự án được kiến nghị triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).

Theo giới chuyên gia, với một đô thị hơn 10 triệu dân như TP.HCM nhưng cơ sở hạ tầng giao thông hiện nay đang rất hạn chế mà lẽ ra phải có các tuyến đường trên cao, tuyến tốc độ cao để kết nối các khu vực quận, huyện với nhau, kết nối từ ngoại ô vào trung tâm hay kết nối trực tiếp đến sân bây, bến cảng… Tuy nhiên, những hạ tầng như vậy tại TP.HCM hiện nay gần như là không có. Do đó, bất kỳ dự án giao thông nào được đề xuất, triển khai đầu tư ở TP.HCM đều được người dân ủng hộ. Bởi, bức tranh giao thông hiện nay ở đại đô thị hơn 10 triệu dân đang ngày càng quá tải và lạc hậu.

Khánh Chi

Bình luận

Nổi bật

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

Dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:11

(CL&CS) - Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc còn tồn tại, dồn lực thi công, hoàn thành 4 dự án quan trọng thuộc tuyến cao tốc Bắc-Nam phía đông theo đúng mục tiêu, yêu cầu đề ra. Đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn phải tuân thủ đầy đủ các quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn để bảo đảm chất lượng công trình, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng vì tiến độ mà bỏ qua yêu cầu về chất lượng.

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

Thủ tướng chủ trì cuộc họp rà soát các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 16:02

(CL&CS) - Chiều tối ngày 20/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, đã chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành, đơn vị liên quan để rà soát việc triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng

sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 08:07

(CL&CS) - Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc triển khai thẻ vé thông minh không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà còn là chiến lược quốc gia. Việc tích hợp trong thanh toán vé giúp giảm thiểu thủ tục, đồng thời nâng cao tính an toàn và tiện lợi, liên thông, hướng tới một hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và kết nối toàn quốc.