Dòng vốn nước ngoài vẫn đang “đổ mạnh” vào thị trường bất động sản Việt Nam
Gần 1,98 tỷ USD đã “đổ’ vào ngành kinh doanh bất động sản Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2024.
Dòng vốn ngoại tăng vọt
Số liệu từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư công bố sáng 27/5 cho thấy nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam tiếp tục duy trì mức cao. Tính chung 5 tháng, tổng vốn đăng ký đạt hơn 11 tỷ USD, tăng 2% so với cùng kỳ 2023. Trong đó, vốn đăng ký mới tăng 50%, đạt 7,94 tỷ USD. Số dự án mới cũng tăng 27%, lên gần 1.230.
Ngoài ra, vốn giải ngân tiếp tục xu hướng tích cực khi đạt hơn 8,25 tỷ USD trong 5 tháng, tăng trên 7,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 17 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với hơn 7,43 tỷ USD, chiếm 67,1% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng 11,9% so với cùng kỳ.
Lĩnh vực bất động sản đứng thứ 2, ghi nhận tín hiệu tích cực với gần 1,98 tỷ USD, chiếm 18% tổng vốn đầu tư đăng ký, tăng hơn 70% so với cùng kỳ 2023. Tiếp theo lần lượt là các ngành bán buôn bán lẻ, vận tải kho bãi.
Vốn nước ngoài rót mạnh vào bất động sản trong bối cảnh thị trường này có dấu hiệu khởi sắc rõ nét. Giới chuyên môn dự báo thị trường năm 2024 - 2025 sẽ tốt hơn khi lạm phát trong tầm kiểm soát và lãi suất giảm, ở mức thấp.
Ngoài ra, các vướng mắc về pháp lý dần được tháo gỡ khi Chính phủ đang đề xuất cho phép Luật Đất đai, Nhà ở và Kinh doanh bất động sản có hiệu lực sớm hơn 5 tháng so với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, đầu tư công, phát triển cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh tạo đà cho thị trường bất động sản phát triển.
Cùng đó, nhiều dự án lớn ở các lĩnh vực năng lượng (sản xuất pin, tế bào quang điện, thanh silic), sản xuất linh kiện, sản phẩm điện tử, sản phẩm nhiều giá trị gia tăng được đầu tư mới và mở rộng vốn trong 5 tháng.
Xét theo đối tác, 78 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm. Singapore vẫn dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 3,25 tỷ USD, tăng hơn 28,2% so cùng kỳ.
Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 5 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ châu Á. Riêng 5 thị trường dẫn đầu (Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Trung Quốc (đại lục), Hàn Quốc) chiếm tới 73% số dự án đầu tư mới và 74% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.
Theo Cục Đầu tư nước ngoài, vốn ngoại vẫn tập trung ở các địa phương có nhiều lợi thế (cơ sở hạ tầng, nhân lực, cải cách thủ tục hành chính) như Hà Nội, TP HCM, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng... Nhóm 10 địa phương dẫn đầu chiếm gần 75% dự án mới và 75% vốn đầu tư cả nước.
Bất động sản Việt Nam vẫn nhiều tiềm năng
Theo giới chuyên gia, dòng vốn FDI tiếp tục đổ mạnh vào BĐS chứng tỏ BĐSvẫn là thị trường tiềm năng, có cơ hội phát triển lớn.
Phân tích của các chuyên gia lĩnh vực tài chính BĐS cho thấy, Việt Nam đã và đang lọt vào tầm ngắm của lượng lớn nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trongbối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều biến động, một quốc gia mới nổi như Việt Nam đã trở thành thị trường tiềm năng thu hút đầu tư. Đặc biệt, tỷ suất lợi nhuận hấp dẫn ở một thị trường chính là yếu tố quan trọng trong các quyết định đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội bất động sản Việt Nam nhận định, thị trường BĐS cả nước đang từng bước hồi phục và chuẩn bị bước vào chu kỳ phát triển mới. Chính vì vậy, đây sẽ là thị trường tiềm năng để nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia.
Theo ông Đính, trong bối cảnh chứng khoán có nhiều biến động, vàng liên tục tăng giá, lãi suất tiết kiệm về mức thấp nhất - chỉ khoảng 4 - 5% cho kỳ hạn 12 tháng thì BĐS vẫn sẽ là kênh đầu tư nhiều triển vọng.
"Với riêng các nhà đầu tư nước ngoài, văn phòng cho thuê và BĐS công nghiệp là hai phân khúc được quan tâm nhiều nhất. Vì vậy, khả năng hai phân khúc này sẽ rất sôi động trong năm 2024", ông Đính nhận định.
Việt Nam vẫn được đánh giá cao về các yếu tố như chính sách thông thoáng, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với việc kiểm soát các yếu tố vĩ mô như ngoại hối hay lãi suất, Chính phủ đã thành công khi duy trì ổn định tỷ giá và giảm lạm phát hiệu quả.
Việc giữ ổn định giá trị đã củng cố thêm sự yên tâm của phía nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư tại Việt Nam. Với mức lãi suất ổn định, việc vay vốn các dự án đầu tư trở nên hấp dẫn hơn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, lãi suất thấp cũng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng cách kích thích mua sắm, tạo ra cơ hội lớn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Ông Nguyễn Trọng Toàn - quản lý Bộ phận Đầu tư, Savills Hà Nội nhận định: "Việt Nam thể hiện sự ổn định không chỉ về tình hình chính trị mà còn trong bối cảnh vĩ mô, nơi kinh tế đang phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, với mức lạm phát duy trì thấp và tỷ giá được Nhà nước kiểm soát ổn định hơn trong tương quan với các quốc gia khác trong khu vực. Do vậy, với lĩnh vực bất động sản, Việt Nam vẫn duy trì là điểm đến đầu tư đáng chú ý của các nhà đầu tư và nhà phát triển bất động sản nước ngoài tại những vị trí và phân khúc có dư địa phát triển tốt”.
Đồng thời, mỗi phân khúc bất động sản của thị trường Việt Nam trong năm 2024 đều có những điểm nhấn đầu tư riêng thu hút nhà đầu tư ngoại.
“Đơn cử, đối với phân khúc bất động sản nhà ở, nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư và có xu hướng phát triển các dự án mang thương hiệu riêng của mình trong bối cánh nguồn cung khan hiếm và nhu cầu nhà ở của người dân cao. Lợi thế của các chủ đầu tư nước ngoài là về thương hiệu, ý tưởng thiết kế, cùng tiêu chuẩn và chất lượng xây dựng nên các sản phẩm phát triển dù ở phân khúc cao cấp vẫn luôn được thị trường đón nhận tích cực”, chuyên gia của Savills nhận định.
An Nhiên
- ▪Tỉnh có nhiều thành phố nhất cả nước đã thu hút hơn 4.000 dự án FDI
- ▪Việt Nam vẫn là 'mỏ vàng' hút vốn FDI từ các 'ông lớn' bất động sản quốc tế
- ▪Vốn FDI tăng cao, thúc đẩy nhu cầu thuê căn hộ dịch vụ ở Việt Nam
- ▪Thành phố lớn thứ 3 Việt Nam, nằm top đầu hút FDI: Sẽ thêm 3 quận mới, trở thành đô thị tầm cỡ quốc tế
Bình luận
Nổi bật
Phân khúc bất động sản khu công nghiệp vẫn giữ vị thế ổn định
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 18:00
Bất động sản khu công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc thu hút dòng vốn FDI trong nhiều năm qua. 9 tháng đầu năm 2024, tổng vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt 17.34 tỷ USD, tăng gần 9% so với cùng kỳ; trong đó, hoạt động kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với hơn 1,4 tỷ USD, chiếm hơn 8% vốn thực hiện.
Đồng Khởi và Tràng Tiền tiếp tục lọt nhóm mặt bằng cho thuê đắt nhất thế giới
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:59
Giá thuê mặt bằng trên đường Đồng Khởi xếp thứ 14 trên thế giới, trong khi Tràng Tiền Plaza Hà Nội góp mặt ở vị trí 18, theo bảng xếp hạng các đại lộ bán lẻ đắt đỏ nhất thế giới của đơn vị Cushman & Wakefield.
Bất động sản công nghiệp: Nhiều “ông lớn” đua nhau rót tiền, tương lai vẫn còn rất tươi sáng?
sự kiện🞄Thứ sáu, 22/11/2024, 17:57
Trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức, bất động sản công nghiệp (BĐS KCN) đang trở thành một "miền đất hứa" thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mạnh mẽ.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.