Văn hóa và Đời sống
Thứ tư, 17/04/2024, 09:57 AM

Độc lạ cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam: Từng bị lũ cuốn trôi sập mất, là tuyến đường tắt nối các điểm tham quan nổi tiếng nhất nhì xứ 'hoa vàng trên cỏ xanh'

Cây cầu thu hút nhiều người đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, trở thành điểm đến khá thú vị ở Phú Yên.

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Cầu gỗ Miếu Ông Cọp (hay tên khác là cầu Ông Cọp) bắc qua sông Bình Bá, nối các thôn phía bắc xã An Ninh Tây, huyện Tuy An với phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu của tỉnh Phú Yên là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam hiện nay do một số người dân địa phương góp vốn xây dựng từ năm 1998.

Cầu Ông Cọp bắc qua sông Bình Bá, nối xã An Ninh Tây của H.Tuy An với P.Xuân Đài của TX.Sông Cầu. Ảnh: Báo Thanh niên

Cầu Ông Cọp bắc qua sông Bình Bá, nối xã An Ninh Tây của H.Tuy An với P.Xuân Đài của TX.Sông Cầu. Ảnh: Báo Thanh niên

Cầu được xây dựng với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng. Nhìn chung, Cầu gỗ Miếu Ông Cọp có phần khá đơn sơ khi được làm bằng thân cây phi lao, bạch đàn; thành cầu làm bằng thân tre già, dài khoảng 800 m, rộng 2 - 2,3m và trụ cao 8 - 10 m.

Cầu Ông Cọp được nhiều người biết đến bởi lẽ cây cầu này dài gần cả cây số với vật liệu ghép dựng thô sơ và việc xây cầu bằng thủ công do chính nhân công ở địa phương thực hiện. Đây được xem là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam, giúp người dân nơi đây rút ngắn chặng đường hơn 10km di chuyển từ huyện Tuy An qua thị xã Sông Cầu ở khu vực lân cận.

Nhờ có cầu Ông Cọp, cư dân ở hai bên sông khu vực ven biển không phải đánh đường vòng rất xa đến cả chục cây số qua bờ đối diện. Ảnh Báo Thanh niên

Nhờ có cầu Ông Cọp, cư dân ở hai bên sông khu vực ven biển không phải đánh đường vòng rất xa đến cả chục cây số qua bờ đối diện. Ảnh Báo Thanh niên

Đầu cầu phía phường Xuân Đài là một nhà gỗ sơ sài và cũng là nơi thu tiền của các phương tiện qua lại bởi cầu được thiết kế để xe máy và người đi bộ sử dụng với phí qua cầu từ 1.000 đến 2.000 đồng/lượt. Ghi nhận mỗi ngày có hàng trăm lượt người qua lại trên cầu gỗ Ông Cọp. Nhiều trường hợp gia đình khó khăn, người già hay học sinh cũng được nhóm người quản lý cầu miễn giảm thu phí.

Theo người dân, cây cầu ban đầu không phải do người trong tỉnh làm. Về sau, nhiều người địa phương góp tiền tự xây cầu, quản lý, thu phí

Theo người dân, cây cầu ban đầu không phải do người trong tỉnh làm. Về sau, nhiều người địa phương góp tiền tự xây cầu, quản lý, thu phí

Dưới chân cầu là những đống gỗ phi lao chất sẵn, khi có tấm ván nào hư là được sửa ngay khi mà hằng năm, nếu thời tiết có mưa lũ lớn khiến lũ từ thượng nguồn đổ về thì một đoạn hoặc cả cây cầu trôi sập mất, phải mất hàng tháng trời xây dựng lại. Trong khoảng thời gian đó, người dân phải đi vòng rất xa.

Truyền thuyết gắn liền với cây cầu gỗ nổi tiếng nhất Phú Yên

Theo cậu chuyện mà người dân địa phương nơi đây kể lại rằng thời xa xưa, khi con người và vật có thể nghe hiểu tiếng của nhau, trên núi Mỹ Dựa thường xuất hiện một đàn cọp, trong đó có Ông Cọp Bạch. Khi Bà Cọp trở dạ khó sinh, Ông Cọp đã lao xuống chân núi, chạy thẳng vào xóm Đồng Đò khi biết bà mụ ở xóm này đỡ đẻ rất mát tay.

Nghe động, nhiều người dân chạy tới nhìn thấy Ông Cọp thì vô cùng hốt hoảng nhưng không dám ngăn cản. Xong việc, Ông Cọp đưa bà xuống núi an toàn và mang đến sân nhà bà một con lợn rừng để tạ ơn.

Năm có lũ nhỏ, cầu bị sụp một đoạn, năm lụt lớn thì cả cây cầu bị nước cuốn trôi. Ảnh: Báo Thanh niên

Năm có lũ nhỏ, cầu bị sụp một đoạn, năm lụt lớn thì cả cây cầu bị nước cuốn trôi. Ảnh: Báo Thanh niên

Sau khi bà mụ qua đời, những ngày cuối chạp mỗi năm, người dân xóm Đồng Đò nhìn thấy dấu chân ông Cọp Bạch từ hướng núi Mỹ Dự vượt qua sông Bình Bá hướng ra cửa biển Tiên Châu, rồi xuống Hòn Bù để viếng mộ bà mụ. Cảm động trước hình ảnh Ông Cọp buồn bã, người dân xóm Đồng Đò thời xưa lập nên Miếu Ông Cọp để thờ. Tên cây cầu cũng từ đó mà ra.

Cầu gỗ Ông Cọp nằm trong khu vực có nhiều địa điểm đẹp của Phú Yên. Bản thân cây cầu này cũng là điểm đến có một không hai

Cầu gỗ Ông Cọp nằm trong khu vực có nhiều địa điểm đẹp của Phú Yên. Bản thân cây cầu này cũng là điểm đến có một không hai



Không chỉ là con đường cho dân cư địa phương đi lại, cầu Ông Cọp cũng là tuyến đường thuận lợi dẫn đến nhiều địa điểm đẹp của Phú Yên như vịnh Xuân Đài, gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang… Bản thân cây cầu trong những năm qua cũng đã thu hút nhiều người đến tham quan, trải nghiệm, chụp ảnh lưu niệm, trở thành điểm đến khá thú vị trong hành trình du lịch Phú Yên.

Tham khảo
- Ông Cọp - cầu gỗ dài nhất Việt Nam - Báo VnExpress (27/3/2018)
- Cả tháng dầm mình trong nước lạnh, nỗ lực dựng lại cầu gỗ dài nhất Việt Nam - Báo Giao thông (15/01/2023)

Nam Trần

Bình luận

Nổi bật

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

Trọn bộ trải nghiệm độc lạ chỉ có tại 8WONDER Winter Festival

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 16:22

(CL&CS) - Trượt tuyết, ngắm tuyết rơi hay tham gia bữa tiệc độc lạ giữa không gian băng giá hoặc đón Giáng sinh bật tung sảng khoái đậm màu sắc nhiệt đới… là những trải nghiệm “độc nhất vô nhị” sẽ có mặt 8WONDER Winter Festival phiên bản Cityfest đang khiến dân tình sôi sục, háo hức chờ đợi.

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

Đà Nẵng lần đầu tiên tổ chức Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới 2025

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 15:31

(CL&CS) - Lễ hội Giáng sinh - Chào năm mới Đà Nẵng 2025 lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày, với chuỗi các hoạt động văn hóa, du lịch, vui chơi, giải trí độc đáo, mới lạ…

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

Phú Thọ: Công bố Di sản phi vật thể quốc gia Nghề dệt thổ cẩm người Mường huyện Tân Sơn

sự kiện🞄Thứ ba, 19/11/2024, 10:29

(CL&CS) - Ngày 18/11, UBND huyện Tân Sơn (tỉnh Phú Thọ) đã tổ chức lễ công bố và trao Quyết định đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Nghề thủ công truyền thống - nghề dệt thổ cẩm của đồng bào dân tộc Mường xã Kim Thượng, xã Xuân Đài”, công nhận các điểm du lịch tại xã Xuân Sơn và khai mạc Ngày hội văn hóa, thể thao huyện năm 2024.