Doanh nghiệp tư nhân nỗ lực “thay máu” để lớn mạnh
(CL&CS)- Chia sẻ về giải pháp thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển, PGS.TS. Trần Đình Thiên cho rằng, doanh nghiệp tư nhân Việt Nam cần nỗ lực "thay máu" có thể nhập cuộc được, có tinh thần khởi nghiệp sáng tạo thay vì lập nghiệp theo kiểu truyền thống như trước.

PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, bối cảnh hiện tại của khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có những chuyển biến mạnh mẽ, khác biệt so với trước đây. (Ảnh: NLD)
Kinh tế tư nhân đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, đóng góp khoảng 40% GDP và hơn 30% tổng thu ngân sách nhà nước (theo số liệu năm 2023). Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp tư nhân vẫn là doanh nghiệp vừa và nhỏ, gặp nhiều rào cản trong việc mở rộng quy mô và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế. Đặc biệt, Việt Nam vẫn thiếu những doanh nghiệp đầu tàu có sức ảnh hưởng lớn trong khu vực và toàn cầu.
Tại tọa đàm mới đây, PGS.TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, bối cảnh hiện tại của khu vực doanh nghiệp tư nhân đang có những chuyển biến mạnh mẽ, khác biệt so với trước đây. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, khu vực doanh nghiệp tư nhân Việt Nam vẫn còn nhỏ, yếu, gặp nhiều khó khăn, trong khi đó, khu vực này lẽ ra phải đóng vai trò nền tảng cho nền kinh tế.
Theo ông Trần Đình Thiên, hiện tại là thời điểm mang tính quyết định. Vai trò của Nhà nước cần theo hướng mở đường, dẫn dắt và quan trọng nhất là xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi để doanh nghiệp tư nhân phát triển.
Theo đó, cần thay đổi được thái độ và tầm nhìn đối với lực lượng tư nhân thì mới thay đổi được cách ra chính sách. Chính sách trước đây đối với lực lượng tư nhân cơ bản có sự phân biệt đối xử nên doanh nghiệp tư nhân Việt Nam “không dám lớn”.
“Nếu chọn kinh tế thị trường và tư nhân đóng vai trò chủ đạo thì các chính sách phải hỗ trợ khu vực này trở thành lực lượng chủ đạo. Phải làm cho lực lượng này lớn lên và trưởng thành để đua tranh với thế giới bằng cách thay đổi môi trường kinh doanh của nền kinh tế thị trường trở nên bình đẳng”- ông Thiên nói.
Để làm được điều này, cần phải mổ xẻ môi trường, tìm ra những trói buộc, cản trở như thủ tục, chi phí, thời gian, chi phí các loại cơ hội không được tiếp cận. “Tồn tại những cản trở này là vì hiện tại chúng ta vẫn chưa xem thị trường là quyết định, vẫn là cơ chế “xin - cho”. Bao giờ có bình đẳng thì tất cả những trói buộc mới được tháo gỡ” – PGS.TS Thiên nhấn mạnh.
Theo đó, cách tháo gỡ những trói buộc cũng phải theo hướng mới hoàn toàn. Xác định tinh thần tháo gỡ là phải thay đổi triệt để, tạo ra cái mới. Giờ đây, cái mới là phải tạo ra một hệ thống doanh nghiệp Việt Nam mới, tiếp cận được với công nghệ mới. Nỗ lực “thay máu” để doanh nghiệp tư nhân Việt Nam có thể nhập cuộc được, có tinh thần khởi nghiệp sáng tạo thay vì lập nghiệp theo kiểu truyền thống như trước.
Không kém phần quan trọng là cần xây dựng một hệ thống thể chế mới. Luật Lao động hiện nay chủ yếu điều chỉnh lao động chân tay là chính, nhưng lần này cần có luật Lao động mới về “lao động trí óc” để phù hợp với bối cảnh mới. Phải có luật mới về khoa học và công nghệ, sở hữu trí tuệ… để tạo hành lang pháp lý thuận lợi hơn cho doanh nghiệp tư nhân phát triển.
PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng, lâu nay Việt Nam chưa có chiến lược phát triển cụ thể là vì Việt Nam mới chỉ phát triển số lượng doanh nghiệp nhưng chưa bao giờ tập trung vào phát triển “lực lượng doanh nghiệp”.
Minh Vân
- ▪ISO 31000: Phù hợp và thiết thực với mọi loại hình doanh nghiệp trong kỷ nguyên vươn mình
- ▪Hơn 400 doanh nghiệp tham gia triển lãm quốc tế Vietbuild Hà Nội 2025
- ▪Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Đoàn doanh nghiệp Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN
- ▪Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao - Hành trình phát triển bền vững
Bình luận
Nổi bật
Việt Nam, Philippines nhất trí tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN
sự kiện🞄Thứ hai, 26/05/2025, 08:16
Sáng 25/5, trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN 46 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Kuala Lumpur, Malaysia, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã gặp Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Enrique Manalo.
KIDO đặt mục tiêu lợi nhuận “khủng” năm 2025
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 14:48
(CL&CS)- KIDO sẽ trình cổ đông kế hoạch kinh doanh năm 2025, với mục tiêu doanh thu thuần đạt 13.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 800 tỷ đồng, lần lượt tăng 56% và 662% so với thực hiện năm 2024.
Năm 2025, Đạm Cà Mau sẽ tiết kiệm 5% năng lượng so với định mức 2022
sự kiện🞄Thứ tư, 21/05/2025, 08:07
(CL&CS) - Năm nay, HĐQT Đạm Cà Mau chỉ đạo công tác vận hành, sản xuất các mặt hàng phân bón an toàn, ổn định, cải tiến và tối ưu hóa sản xuất, tiết kiệm năng lượng với tỷ lệ tiêu hao năng lượng đến hết năm 2025 tiết giảm được 5% so với định mức năm 2022.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.