Doanh nghiệp thép được dự báo tăng trưởng tích cực trong năm 2021

(CL&CS) - Năm 2020, nhiều doanh nghiệp thép đã có kết quả kinh doanh khá ấn tượng, điều này đã tạo động lực đầy triển vọng cho ngành thép trong năm nay.

Năm 2020, ngành thép cũng là một trong những ngành chịu tác động mạnh bởi dịch Covid-19, tuy nhiên, đến những tháng cuối năm 2020, nhờ giá thép bất ngờ tăng mạnh đã khiến cho kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp ngành thép khó dự đoán hơn.
Soi kết quả kinh doanh những doanh nghiệp ngành thép, vẫn còn đó những doanh nghiệp có lợi nhuận giảm sút mạnh so với cùng kỳ. Tuy vậy, những doanh nghiệp kịp thời thích ứng, báo lãi tăng trưởng mạnh cũng không ít.

Đầu tiên phải kể đến Tập đoàn Hòa Phát (mã: HPG) khi tiếp tục giữ vững vị trí "anh cả" về quy mô khi báo cáo lãi sau thuế 4.661 tỷ đồng, tăng 142% so với cùng kỳ năm trước và cũng là kỷ lục trong lịch sử của doanh nghiệp này. Lũy kế cả năm 2020, Hòa Phát ghi nhận lãi ròng 13.506 tỷ đồng, tăng 78% và vượt xa mục tiêu  đề ra.

0258_T5

Ngành thép Việt Nam nhiều khả năng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới từ năm 2021 sau gần ba năm khó khăn với động lực đến từ đầu tư, xây dựng và công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo. Ảnh C.T

CTCP Tập đoàn Hoa Sen (mã: HSG) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất quý 1 niên độ tài chính 2020-2021 (từ ngày 01/10 - 31/12/2020). Theo đó, doanh thu thuần đạt 9.099,6 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ niên độ tài chính 2019 - 2020. Trong kỳ, doanh nghiệp ghi nhận chi phí bán hàng tăng 27% do chi phí xuất khẩu và chi phí vận chuyển tăng.

Tuy nhiên, nhờ biên lợi nhuận gộp cải thiện từ mức 14,5% lên 16,5%, doanh thu tài chính tăng 121%, trong khi chi phí tài chính giảm 30% do dư nợ vay và lãi suất vay giảm nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng tăng 223%, đạt 690,6 tỷ đồng. Kết quả, lợi nhuận sau thuế đạt 572 tỷ đồng, tăng 216% so với cùng kỳ.

Công ty CP Thép Nam Kim (mã: NKG) khi lãi sau thuế đạt 154 tỷ đồng, gấp hơn 20 lần cùng kỳ. Trong năm 2020, Nam Kim đã tiêu thụ 565.000 tấn tôn mạ, tương đương thị phần 14,37%, đứng sau Hoa Sen và Tôn Đông Á. Ở thị trường ống thép, Nam Kim bán ra 141.000 tấn, đứng thứ 6 với thị phần 5,42%.

Cũng rất nhiều doanh nghiệp đã chuyển mình, từ lỗ quý 3 năm ngoái sang lãi cùng kỳ năm nay. Trong số đó, Công ty CP Thép Pomina (mã; POM) là cái tên đáng nhắc đến nhất. Đáng nhắc đến bởi trước đó không lâu, Pomina đã kinh doanh thu lỗ triền miên với 6 quý lỗ liên tiếp trước khi có lãi trở lại vào quý 3 và 4/2020.

Tính riêng quý 4, doanh thu vẫn giảm 16% so với cùng kỳ, đạt 2.561 tỷ đồng. Tuy nhiên chi phí giá vốn giảm mạnh, cùng với khoản thu nhập khác phát sinh hơn 53 tỷ đồng, dẫn tới Pomina lãi sau thuế 144 tỷ đồng – cải thiện nhiều so với số lỗ 48 tỷ đồng ghi nhận trong quý 4/2019.

Cả năm 2020 Pomina ghi nhận 9.885 tỷ doanh thu, lợi nhuận sau thuế đạt 16 tỷ đồng, "cải tử hoàn sinh" so với mức lỗ ròng lên đến 309 tỷ đồng trong năm 2019.

Nhiều doanh nghiệp chuyển biến từ thua lỗ trong quý 4/2019 thành lãi trong quý cuối năm 2020 như Công y CP Đầu tư Thương mại SMC (Mã: SMC), Công ty CP Thép Việt Ý (Mã: VIS), Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNSteel – Mã: TVN).

Trong báo cáo phân tích mới đây, Công ty Chứng khoán Ngân hàng BIDV (BSC) duy trì khuyến nghị khả quan đối với cổ phiếu ngành thép trong năm 2021 nhờ sự hồi phục mạnh mẽ của nhu cầu.

Ngành thép Việt Nam nhiều khả năng sẽ bước vào chu kỳ tăng trưởng mới từ năm 2021 sau gần ba năm khó khăn với động lực đến từ đầu tư, xây dựng và công nghiệp hỗ trợ, chế biến chế tạo.

Về phía Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) lại khuyến nghị nhà đầu tư nên thận trọng đối với các cổ phiếu ngành tôn mạ và ống thép trong năm 2021. Mặc dù tăng trưởng ngành trong dài hạn vẫn được hỗ trợ bởi các yếu tố vĩ mô, khả năng sinh lời của nhóm nhà sản xuất hạ nguồn này nhiều khả năng sẽ chịu sức ép.

Cơ hội đầu tư vào cổ phiếu vẫn có trong những quý mà kết quả kinh doanh hưởng lợi do tăng sản lượng bán hàng hoặc diễn biến giá nguyên liệu thuận lợi. Tuy nhiên, trong dài hạn, các nhà đầu tư vẫn cần theo dõi diễn biến về cạnh tranh ngành để có quyết định phù hợp.

Vân Thư

Bình luận

Nổi bật

The Privé - Chạm đến chuẩn mực sống dành cho giới thượng lưu giữa “downtown mới” của TP HCM

The Privé - Chạm đến chuẩn mực sống dành cho giới thượng lưu giữa “downtown mới” của TP HCM

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 13:41

Trong bức tranh đô thị đang không ngừng vận động của TP.HCM, khi Quận 1 dần trở nên chật chội, cũ kỹ, thì một khu vực mới đang âm thầm trỗi dậy với quy hoạch hiện đại, cộng đồng cư dân tri thức và hạ tầng đồng bộ – chính là Nam Rạch Chiếc, nơi được ví như "downtown mới" trong tương lai gần. Và ở trung tâm của vùng đất tiềm năng ấy, The Privé - dự án "vàng" hiếm hoi tại trung tâm TP HCM đã nổi lên như một mảnh ghép tinh hoa, góp phần hoàn thiện diện mạo đô thị tương lai và nhanh chóng thu hút sự quan tâm của giới đầu tư cũng như những người tìm kiếm nơi an cư lâu dài.

Xe máy VinFast chinh phục người dùng thành phố biển: Nhỏ gọn, tiết kiệm, lái sướng

Xe máy VinFast chinh phục người dùng thành phố biển: Nhỏ gọn, tiết kiệm, lái sướng

sự kiện🞄Thứ hai, 09/06/2025, 08:51

(CL&CS) - Chuỗi sự kiện “Đổi xăng lấy điện - Cùng VinFast kiến tạo tương lai xanh” của VinFast đã được người tiêu dùng đón nhận nồng nhiệt ngay từ những ngày đầu tổ chức tại Hải Phòng và Đà Nẵng. Tại đây, khách hàng được trải nghiệm thực tế các dòng xe máy điện mới nhất đến từ thương hiệu Việt.

Nghịch lý trên thị trường chung cư: Giá đắt ngang biệt thự, liền kề, thách thức lớn về thanh khoản và lợi nhuận?

Nghịch lý trên thị trường chung cư: Giá đắt ngang biệt thự, liền kề, thách thức lớn về thanh khoản và lợi nhuận?

sự kiện🞄Thứ bảy, 07/06/2025, 20:11

Theo các chuyên gia đánh giá, việc giá chung cư chạm ngưỡng 150-300 triệu đồng/m2, ngang bằng, thậm chí vượt mặt nhà liền kề và biệt thự đang đặt ra nhiều thách thức cho phân khúc này về thanh khoản cũng như lợi nhuận.