Doanh nghiệp phát triển bền vững nhờ áp dụng công cụ cải tiến năng suất
(CL&CS)- Áp dụng các cải tiến năng suất chất lượng, đến nay nhiều doanh nghiệp không chỉ tăng doanh thu, lợi nhuận mà còn phát triển bền vững trên thương trường.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới như hiện nay, việc nâng cao năng lực cạnh tranh là điều tất yếu đối với cộng đồng doanh nghiệp để tồn tại và phát triển bền vững trên thương trường. Để làm được điều đó, việc áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, ứng dụng hiệu quả khoa học công nghệ vào sản xuất, kinh doanh nhằm thúc đẩy hoạt động năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm là yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp đã triển khai các dự án cải tiến, tối ưu hóa quá trình sản xuất theo các hệ thống tiêu chuẩn, công cụ như: ISO, Lean/Kaizen, 5S... giúp cải thiện năng suất tăng từ 15-20%.
Tại tỉnh Thái Bình, một trong những doanh nghiệp nổi bật về áp dụng công cụ cải tiến sản xuất tinh gọn Lean và 5S tại Công ty TNHH May Hưng Nhân.
Sau 1 năm triển khai, tổng kết lại, những gì mà Công ty đạt được không nhỏ. Ông Nguyễn Ngọc Khanh, Giám đốc Công ty cho biết, sau triển khai LEAN, mặt bằng nhà xưởng được bố trí thông thoáng, hàng hóa gọn gàng đảm bảo tiêu chí “dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy”, loại bỏ tối đa lãng phí tại các công đoạn, rút ngắn thời gian vận chuyển, thời gian tìm kiếm, loại bỏ các lỗi chủ quan trong sản xuất.

Công ty TNHH May Hưng Nhân áp dụng công cụ cải tiến sản xuất tinh gọn Lean và 5S trong nhà máy
Nhờ đó, Công ty đã rút ngắn thời chuyển đổi mã hàng. Trước khi cải tiến, thời gian từ lúc bắt đầu vào chuyền, ra chuyền và nhập kho phải mất 2 ngày. Sau khi áp dụng LEAN thì chỉ 0,5 ngày là có hàng nhập kho.
Đặc biệt nhất là năng suất lao động tăng đáng kể, trung bình mỗi chuyền may tăng năng suất từ 15-20%. Cá biệt có một số chuyền may năng suất lao động tăng từ 35-40%. Chất lượng sản phẩm cải thiện rõ rệt, tỷ lệ hàng lỗi đã giảm từ 30% xuống dưới 15%.
Tại tỉnh Bắc Ninh, Trung tâm Khuyến công và tư vấn phát triển công nghiệp Bắc Ninh đã thực hiện đề án “Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật để doanh nghiệp áp dụng công cụ cải tiến liên tục (Kaizen) trong sản xuất chế tạo” với mục tiêu trực tiếp hỗ trợ doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh áp dụng mô hình Kaizen trong hoạt động sản xuất chế tạo; nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia cung ứng cho các Tập đoàn đa quốc gia và mạng lưới sản xuất toàn cầu và từ các mô hình điểm để nhân rộng, tăng cường hoạt động cắt giảm lãng phí trong các doanh nghiệp sản xuất nói chung.
Việc thực hành các công cụ cải tiến Kaizen bước đầu thể hiện như: Ứng dụng 3S (Sàng lọc, Sắp xếp, Sạch sẽ). Trong việc sàng lọc, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phân loại, bố trí nguyên vật liệu, thành phẩm gọn gàng, khoa học, dễ tìm kiếm hơn; vệ sinh công nghiệp các phân xưởng, có quy định về vệ sinh thường xuyên trong khu vực công ty. Ứng dụng hệ thống nhận diện lỗi tổn thất và giảm thiểu lỗi tổn thất trong sản xuất, bố trí lại sản xuất theo hướng khoa học, hiệu quả hơn theo đúng dòng chảy nguyên vật liệu. Ứng dụng công cụ quản lý chất lượng tổng thể (TQM - Total quality management) đối với các doanh nghiệp sử dụng nhiều máy móc nhằm bảo đảm duy trì chất lượng hoạt động như: công việc tiêu chuẩn cho nhân viên đứng máy, hình ảnh hướng dẫn trực quan và hệ thống tiếp nhận lỗi bán tự động…
Tại Phú Thọ, Công ty TNHH chè Hoài Trung, huyện Thanh Ba đã chú trọng đổi mới công nghệ, nâng cao năng suất chất lượng, tạo ra sản phẩm chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trên thị trường.
Bà Bùi Thị Mão - Giám đốc Công ty cho biết, Công ty có 3 dây chuyền sản xuất khép kín với công suất máy trên 40 tấn chè búp tươi/ngày. Công ty đã được cấp chứng nhận áp dụng hệ thống quản lý ISO 22000, giúp Công ty kiểm soát một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất, kinh doanh chè. Đây là cơ sở xây dựng niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Qua những chia sẻ của doanh nghiệp trên có thể thấy vai trò và tầm quan trọng của việc doanh nghiệp áp dụng các công cụ cải tiến năng suất, chất lượng đối với sự phát triển. Việc nâng cao năng suất chất lượng không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng tốt, qua đó tăng doanh thu và lợi nhuận, từ đó tăng thu nhập cho người lao động
Nguyễn Đồng
- ▪Lợi ích việc tích hợp hệ thống quản lý với công cụ cải tiến năng suất chất lượng
- ▪Doanh nghiệp tăng năng suất lao động, nâng cao sức canh tranh trên thị trường nhờ công cụ 5S
- ▪7 công cụ quản lý chất lượng cho doanh nghiệp
- ▪Nâng cao năng suất chất lượng: Yếu tố quyết định thành công của doanh nghiệp
Bình luận
Nổi bật
Cần có hướng dẫn cụ thể việc quản lý chất lượng hàng hoá mậu biên
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:30
(CL&CS)- Mới đây, tại trụ sở làm việc các cơ quan của Quốc hội, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường tổ chức hội thảo lấy ý kiến vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Trong quý đầu năm, xuất khẩu gạo thu về gần 1,21 tỷ USD
sự kiện🞄Thứ năm, 17/04/2025, 22:24
(CL&CS)- Theo Bộ Nông nghiệp và Môi trường, trong tháng 3, giá gạo tuy có giảm so với trước đây nhưng xuất khẩu gạo vẫn tăng 54,8% về lượng, tăng 48% về kim ngạch so với tháng 2/2025, đạt 1,08 triệu tấn, thu về hơn 530,5 triệu USD.
Nâng cao kiến thức về năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng KHCN và ĐMST cho sinh viên
sự kiện🞄Thứ tư, 16/04/2025, 17:45
(CL&CS)- Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức tập huấn kiến thức về năng suất, chất lượng dựa trên nền tảng khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo cho cán bộ, giảng viên và gần 200 sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh.
anh đứcLorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit. Quis cum, ut esse cupiditate autem. Dolor est dolorem sunt, sequi omnis corporis cumque ratione accusamus ex deserunt, molestiae consequuntur natus beatae.