Doanh nghiệp, người dân muồn ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 sẽ chuyển tiền vào đâu?

(CL&CS) - Ngoài Sở giao dịch Kho bạc nhà nước, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội là ngân hàng duy nhất được tiếp nhận kinh phí ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng Covid-19, kể cả khoản tiếp nhận tiền trong nước và nước ngoài…

Ngày 27/5/2021, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định 1062/QĐ-BTC về việc thành lập Ban Quản lý Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 để triển khai Quyết định 779/QĐ-TTg ngày 26/5/2021 của Thủ tướng Chính phủ thành lập Quỹ vắc-xin phòng Covid-19.

Tại Quyết định này, Bộ Tài chính thông báo thông tin tài khoản tiếp nhận tiền ủng hộ Quỹ và khẳng định, toàn bộ số tiền do các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tự nguyện sẽ được tập trung đầy đủ, kịp thời về Quỹ vắc-xin phòng Covid-19 và được sử dụng đúng mục đích, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trước đó, trao đổi với báo chí, ông Võ Thành Hưng – Vụ trưởng Vụ Ngân sách nhà nước (NSNN), Bộ Tài chính, đơn vị được Bộ Tài chính giao xây dựng Quy chế và thiết lập Bộ máy quản lý Quỹ vắc xin phòng Covid-19 cho biết, ngay khi nhận được Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Quỹ,  Bộ Tài chính đã khẩn trương triển khai xây dựng để ban hành quy chế hoạt động của Quỹ và thiết lập bộ máy quản lý.

Theo quy định, Quỹ sẽ được mở tài khoản tại ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó sẽ huy động nguồn lực đóng góp của các tổ chức, cá nhân.

“Nếu các doanh nghiệp (DN) muốn đóng góp vào quỹ thì hoàn toàn có thể chuyển tiền qua hệ thống các ngân hàng thương mại. Thủ tướng chính phủ cũng đã giao cho Bộ Tài chính làm việc với Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam và Bộ Y tế để chuyển vào Quỹ các khoản tiền mà một số DN đã đóng góp hỗ trợ cho Chính phủ, Bộ Y tế trong thời gian qua liên quan đến việc mua vắc xin…”- Ông Hưng cho hay.

 Cũng theo ông Hưng, hiện Bộ Tài chính (Vụ NSNN) đang khẩn trương hoàn thiện quy chế này.

 “Trong trường hợp cần thiết chúng tôi sẽ phải xin ý kiến thêm của Bộ Y tế và Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam để hoàn thiện. Dự kiến muộn nhất tuần sau sẽ phối hợp với các đơn vị để ban hành được quy chế!”- ông Hưng khẳng định.

Đồng thời cho biết, hiện tại, khi Quy chế hoạt động của quỹ chưa được ban hành, các tổ chức và cá nhân vẫn có thể tiếp tục đóng góp thông qua MTTQ hoặc Bộ Y tế, sau đó Bộ Tài chính sẽ làm việc với các cơ quan này để chuyển các khoản đóng góp đó về Quỹ Vắc xin phòng Covid-19.

Đại diện Bộ Tài chính cũng cho rằng các địa phương không cần thành lập Quỹ bởi hiện tại việc mua vắc xin Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Y tế làm cơ quan đầu mối. Tuy nhiên các DN tại các địa phương có thể hỗ trợ chính quyền địa phương, bởi theo Nghị quyết 21/NQ-CP của Chính phủ, các địa phương cũng có trách nhiệm trong việc chia sẻ gánh nặng của ngân sách với ngân sách trung ương, và các DN trên địa bàn có thể hỗ trợ chính quyền địa phương trong việc chia sẻ gánh nặng này. “Phần đóng góp của họ có thể đóng góp trực tiếp cho ngân sách địa phương  mà không nhất thiết phải thành lập Quỹ!”- Ông Hưng khẳng định.

Liên quan đến cơ chế kiểm soát Quỹ, Vụ trưởng Vụ NSNN Võ Thành Hưng cho biết, tại Quyết định thành lập Quỹ, Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ Tài chính quản lý nguồn tài chính của Quỹ.

“Tuy nhiên Bộ Tài chính chỉ có chức năng quản lý tài chính, còn quyết định sử dụng khi nào và mỗi lần bao nhiêu thì các cơ quan liên quan sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ để quyết định. Trên cơ sở đó Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ để thực hiện mua vắc xin…”- Ông Hưng giải thích.

Bên cạnh đó, đại diện Bộ Tài chính cũng cho biết, số thu của Quỹ cũng sẽ được ghi nhận và sẽ được công khai minh bạch trên các Website  của Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước. Trong trường hợp cần thiết thì sẽ có thanh tra, kiểm toán theo quy định.

“Trong quá trình sử dụng thì mục tiêu sử dụng chủ yếu để mua vắc xin hoặc hỗ trợ sản xuất vắc xin trong nước. Căn cứ vào yêu cầu thực tế và căn cứ quyết định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính sẽ xuất tiền từ quỹ. Như vậy chúng tôi cho rằng Quỹ sẽ được quản lý, sử dụng  hoàn toàn công khai, minh bạch…”- Vụ trưởng Vụ NSNN Võ Thành Hưng khẳng định.

1. Tài khoản tiếp nhận tiền trong nước:

a) Tại Sở Giao dịch Kho bạc Nhà nước:

- Tên tài khoản: Quỹ vắc-xin phòng Covid-19.

- Số hiệu tài khoản: 3761.0.9098866.91999 (VND); 3761.0.9098869.91999 (USD) và 3761.0.9098786.91999 (EUR).

b) Tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Chi nhánh Hà Nội:

- Tên tài khoản: Quỹ vắc-xin phòng Covid-19.

- Số hiệu tài khoản: 21110009116868 (VND); 21110371116868 (USD) và 21110142996868 (EUR).

2. Tài khoản tiếp nhận tiền từ nước ngoài:

- Account name: Fund for Vaccination Prevention of Coronavirus Disease 2019.

- Account number: 21110009116868 (VND), 21110371116868 (USD) and 21110142996868 (EUR).

- Bene bank: Bank for investment and Development of Vietnam JSC,

Hanoi branch – 4B Le Thanh Tong Street, Phan Chu Trinh Ward, Hoan Kiem District, Hanoi City, Vietnam.

- Swift code: BIDVVNVX.

Thanh Thanh

Bình luận

Nổi bật

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

Lợi nhuận ngành ngân hàng tăng 7,8%, đạt 72.094 tỷ đồng trong quý 1/2024

sự kiện🞄Thứ tư, 08/05/2024, 14:23

(CL&CS) - Vietcombank, Techcombank, BIDV, VietinBank và MB là những ngân hàng dẫn đầu về lợi nhuận trong quý 1/2024. Lợi nhuận trước thuế của top 5 chiếm đến 52,3% tổng lợi nhuận của 27 ngân hàng niêm yết.

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

Đẩy mạnh hệ sinh thái số đa dạng trong lĩnh vực ngân hàng

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:55

(CL&CS) - Vừa qua, tại Việt Nam, các ngân hàng thương mại đã không ngừng đầu tư công nghệ, ứng dụng trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, công nghệ chuỗi khối vào hoạt động nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ cho khách hàng.

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

Thêm ngân hàng triển khai gói vay trả nợ trước hạn tại ngân hàng khác

sự kiện🞄Thứ ba, 07/05/2024, 13:54

(CL&CS) - Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) triển khai gói vay trả nợ trước hạn khoản vay tại ngân hàng khác với lãi suất cực hấp dẫn, chỉ từ 4,6%/năm, ân hạn nợ gốc lên tới 24 tháng. Đặc biệt, khách hàng không cần chuẩn bị tiền để tất toán khoản vay ở ngân hàng cũ.